Nỗi niềm thơ trong "Phiên khúc sang mùa " của Mai Hữu Phước rất quen và lạ.
Tôi biết Mai Hữu Phước khoảng hơn mười năm nay(trên sách báo), tôi hay cộng tác chuyên mục truyện ngắn của Tạp chí Tài hoa trẻ, còn anh phụ trách chuyên mục Thầy thuốc của bạn, trên Tạp chí Tài hoa trẻ. Cách đây bốn năm, một chiều đang lang trên phố thì nhận được điện thoại của anh bạn tôi, nhà thơ-Ths bs Nguyễn Ngọc Tiến biểu đến quán phố núi tiếp khách quý, hôm đó có mưa bụi bay trong không khí gặp mặt thân mật tôi mới lần đầu tiên được gặp mặt anh, nhà thơ-Ths bs Mai Hữu Phước . Cảm nhận đầu tiên về anh, tuy là một người vào hàng "có tên tuổi trong làng văn nghệ", nhưng tôi thấy anh là một người rất khiêm tốn, lời lẽ rất cẩn trọng, rất gần gũi ,chứ không theo kiểu "khua chân múa tay, coi mình là trung tâm của vũ trụ", như một số "nhà nổi tiếng khác mà tôi đã từng gặp". Chính vì điều đó tôi có thiện cảm khi tiếp xúc với anh. Sau đây tôi có đôi lời cảm nhận về thơ anh nhân đọc tập thơ "Phiên khúc sang mùa " mà anh đã gửi tặng.
Tập thơ "Phiên khúc sang mùa" (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội-2012) của Mai Hữu Phước khá ấn tượng. Được chuyển thể sang song ngữ Anh-Việt, ở đây tôi chỉ xin có đôi điều cảm nhận thơ về bản Tiếng Việt.
Ngôn ngữ trong thơ Mai Hữu Phước nhiều mới lạ. Có nhiều tứ thơ độc đáo. Cách viết nhiều chắt lọc và chỉn chu trong cách dùng từ, nên gợi hình, gợi ý rất hiệu quả. Chính điều này là sự kích thích lớn nhất để tôi đọc "Phiên khúc sang mùa".
Phiên khúc sang mùa, một khái niệm chắt chiu như là một sự thay đổi, như là một sự lột xác (trong hi vọng), như là một thành quả của đớn đau, của xót xa.
Ngay từ bài đầu tiên, đã thấy một cuộc hồi sinh tâm trạng, từ thương cảm đến bình yên:
"Nắng vô tư
Bình minh tóc em
Anh chẳng vô tư
Khi nhìn thấy tóc."
Vô tư hồn nhiên
Ngôn ngữ trong thơ Mai Hữu Phước nhiều mới lạ. Có nhiều tứ thơ độc đáo. Cách viết nhiều chắt lọc và chỉn chu trong cách dùng từ, nên gợi hình, gợi ý rất hiệu quả. Chính điều này là sự kích thích lớn nhất để tôi đọc "Phiên khúc sang mùa".
Phiên khúc sang mùa, một khái niệm chắt chiu như là một sự thay đổi, như là một sự lột xác (trong hi vọng), như là một thành quả của đớn đau, của xót xa.
Ngay từ bài đầu tiên, đã thấy một cuộc hồi sinh tâm trạng, từ thương cảm đến bình yên:
"Nắng vô tư
Bình minh tóc em
Anh chẳng vô tư
Khi nhìn thấy tóc."
Vô tư hồn nhiên
Thơ Mai Hữu Phước hơi nghiêng về lý trí. Anh không thích đong đưa, lả lướt. Những câu thơ của anh nén lại, nhiều câu có bóng dáng triết luận về đời sống:
"Em bước bên xuân rất dịu dàng
Cánh mềm én lượn chở mùa sang,
Mai vàng đơm nụ chờ khoe sắc
Em để mùa xuân anh xốn xang!"
Dịu dàng xuân
Trong thơ anh có cách dùng từ rất riêng, chẳng hạn: không phải là "xa lìa" mà là "chia lìa", không phải là " ngày xưa" mà là "vùng tuổi thơ".
"Ngày tháng ấm êm
Chia lìa dòng chảy
Những hồn nhiên xưa
Lạc về mấy ngả
Bạn cũ đâu rồi?
Vùng tuổi thơ xa lắc
Có ai cùng về
Chơi lại trò đám cưới năm xưa!"
Vùng tuổi thơ xa lắc
Nhiều ý thơ lạ toát ra từ những câu thơ tưởng chừng như quen thuộc, như cũ kĩ. "Hồn nhiên nhẩm đếm sợi mưa cuối mùa", rõ ràng là: sự nhẩm đếm những hạt mưa cuối mùa kia, thì bản thân nó sẽ không còn hồn nhiên nữa, đó là sự mới lạ trong ý thơ:
Có người ngồi ngắm song thưa,
Hồn nhiên nhẩm đếm sợi mưa cuối mùa.
Sợi mưa đếm mấy cho vừa,
Để người ngồi với cuối mùa bâng khuâng.
Mưa cuối mùa
Dẫu có làm những ai thích vần điệu cảm thấy hẫng hụt, nhưng nhà thơ Mai Hữu Phước có nét riêng của mình. Tôi nghĩ, đó là những câu thơ trực diện, mà ở đây là trực diện của cảm xúc!
"Mưa lao xao gần xa
Bên trời ngày hạn
Ta ngồi cắn sợi mưa
Nhâm nhi
Nghe cây cỏ reo mừng."
Nhâm nhi sợi mưa
Thơ anh giàu chất triết lí: Triết lí về tình yêu, về cuộc sống, về đời người, nhưng ít kho khan mà thẫm đẫm chất nhân văn.:
"Thương chùm hoa dại mồ côi
Xác xơ nhẫn cỏ bên đồi năm xưa..."
Vô duyên
Chàng thi sĩ đa tình, nhưng lại có một trái tim nhân hậu, biết trân trọng gìn giữ và nâng niu tình yêu đến trong ngần.
"Em như mùa xuân chín
Anh nghe lòng tha phương.
Tình nào như mây trắng
Bao nhiêu là tơ vương..."
Mùa xuân gõ cửa
"Em bước bên xuân rất dịu dàng
Cánh mềm én lượn chở mùa sang,
Mai vàng đơm nụ chờ khoe sắc
Em để mùa xuân anh xốn xang!"
Dịu dàng xuân
Trong thơ anh có cách dùng từ rất riêng, chẳng hạn: không phải là "xa lìa" mà là "chia lìa", không phải là " ngày xưa" mà là "vùng tuổi thơ".
"Ngày tháng ấm êm
Chia lìa dòng chảy
Những hồn nhiên xưa
Lạc về mấy ngả
Bạn cũ đâu rồi?
Vùng tuổi thơ xa lắc
Có ai cùng về
Chơi lại trò đám cưới năm xưa!"
Vùng tuổi thơ xa lắc
Nhiều ý thơ lạ toát ra từ những câu thơ tưởng chừng như quen thuộc, như cũ kĩ. "Hồn nhiên nhẩm đếm sợi mưa cuối mùa", rõ ràng là: sự nhẩm đếm những hạt mưa cuối mùa kia, thì bản thân nó sẽ không còn hồn nhiên nữa, đó là sự mới lạ trong ý thơ:
Có người ngồi ngắm song thưa,
Hồn nhiên nhẩm đếm sợi mưa cuối mùa.
Sợi mưa đếm mấy cho vừa,
Để người ngồi với cuối mùa bâng khuâng.
Mưa cuối mùa
Dẫu có làm những ai thích vần điệu cảm thấy hẫng hụt, nhưng nhà thơ Mai Hữu Phước có nét riêng của mình. Tôi nghĩ, đó là những câu thơ trực diện, mà ở đây là trực diện của cảm xúc!
"Mưa lao xao gần xa
Bên trời ngày hạn
Ta ngồi cắn sợi mưa
Nhâm nhi
Nghe cây cỏ reo mừng."
Nhâm nhi sợi mưa
Thơ anh giàu chất triết lí: Triết lí về tình yêu, về cuộc sống, về đời người, nhưng ít kho khan mà thẫm đẫm chất nhân văn.:
"Thương chùm hoa dại mồ côi
Xác xơ nhẫn cỏ bên đồi năm xưa..."
Vô duyên
Chàng thi sĩ đa tình, nhưng lại có một trái tim nhân hậu, biết trân trọng gìn giữ và nâng niu tình yêu đến trong ngần.
"Em như mùa xuân chín
Anh nghe lòng tha phương.
Tình nào như mây trắng
Bao nhiêu là tơ vương..."
Mùa xuân gõ cửa
Cái ngây ngô, khép nép với người đẹp trong thơ anh thật đáng yêu.
"Phá Tam Giang chiều ráng đỏ
Màu hoàng hôn buông chơi vơi
Liệu tình hôm nay tha thiết
Mai sau còn tựa vai người!"
Hoàng hôn trên phá Tam Giang
Cái trằn trọc của Mai Hữu Phước không phải là cái trằn trọc của riêng anh mà cái trằn trọc của những người đang yêu "Tiếng em cười trong trẻo/ Rừng chiều như ngừng trôi", và những câu thơ cứ đan chéo vào nhau ngỡ ngàng như một giấc mơ" Anh lạc vào em/ Ta lạc trong đêm cao nguyên/ Em dắt anh qua vùng cổ tích/ Nghìn sao khuya có điều muốn nói/ Huyền thoại nào say đắm Lang Biang."
Rồi những điều giận hờn vu vơ rất đời thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày cũng được anh chuyển tải thành thơ"Anh ngoài vùng phủ sóng/ Nói mà em không tin/ Bảo rằng vui quên mất/ Nũng nịu em bắt đền!".
Những câu thơ của anh như nén lại sự dịu dàng đầy cảm xúc, tung tẩy theo nhạc điệu: Qua cầu Tràng Tiền không giờ/ Nhịp chân vang lời dạ khúc/ Đêm sông Hương à...ơi.../ Người về thương nhớ khôn nguôi...
Thơ của một bác sĩ luôn trằn trọc trước nhiều vấn đề xã hội:"Ả gái điếm ngáp vặt/ Mệt mỏi,/ Có thể là thiếu thuốc/ Hay thói quen mang tính đàn bà."
"Phá Tam Giang chiều ráng đỏ
Màu hoàng hôn buông chơi vơi
Liệu tình hôm nay tha thiết
Mai sau còn tựa vai người!"
Hoàng hôn trên phá Tam Giang
Cái trằn trọc của Mai Hữu Phước không phải là cái trằn trọc của riêng anh mà cái trằn trọc của những người đang yêu "Tiếng em cười trong trẻo/ Rừng chiều như ngừng trôi", và những câu thơ cứ đan chéo vào nhau ngỡ ngàng như một giấc mơ" Anh lạc vào em/ Ta lạc trong đêm cao nguyên/ Em dắt anh qua vùng cổ tích/ Nghìn sao khuya có điều muốn nói/ Huyền thoại nào say đắm Lang Biang."
Rồi những điều giận hờn vu vơ rất đời thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày cũng được anh chuyển tải thành thơ"Anh ngoài vùng phủ sóng/ Nói mà em không tin/ Bảo rằng vui quên mất/ Nũng nịu em bắt đền!".
Những câu thơ của anh như nén lại sự dịu dàng đầy cảm xúc, tung tẩy theo nhạc điệu: Qua cầu Tràng Tiền không giờ/ Nhịp chân vang lời dạ khúc/ Đêm sông Hương à...ơi.../ Người về thương nhớ khôn nguôi...
Thơ của một bác sĩ luôn trằn trọc trước nhiều vấn đề xã hội:"Ả gái điếm ngáp vặt/ Mệt mỏi,/ Có thể là thiếu thuốc/ Hay thói quen mang tính đàn bà."
Tôi đinh ninh rằng nỗi niềm của Mai Hữu Phước gửi đi cái tình sẽ còn ở lại với câu thơ.
Lang thang qua giữa đồi thông gió
Tiếng gió như là tiếng thở than
Đồi thông hai mộ buồn muôn kiếp
Sao lại chia xa quá phụ phàng!
(Nhớ Đà Lạt)
anh mượn thể thơ thất ngôn để giãi bày tâm trạng, mới qua ta cảm thấy rất êm tai và bình thường như những câu thơ khác, nhưng đọc kĩ ta sẽ thấy các cặp câu đối xứng và đẩy "suy tưởng " lên cao thành cao trào. Cách nói mạch lạc cũng được thể hiện trong bài thơ "Lời con tim":
Ta yêu em có phải?
Gắng giữ lòng bình yên
Ta dặn dò lý trí
Nhưng thua lời con tim.
câu đầu tỏ vẻ hoài nghi, câu thứ hai thể hiện sự quyết tâm, song câu thứ ba duỗi ra mà đầy đặn lòng người, để cho câu thứ tư dồn nén lại cho sự hẫng hụt ngọt ngào. Hình thức thơ tuân thủ theo lối lôgic này dễ sa vào khô cứng , nếu tác giả không dồi dào cảm xúc!
Lang thang qua giữa đồi thông gió
Tiếng gió như là tiếng thở than
Đồi thông hai mộ buồn muôn kiếp
Sao lại chia xa quá phụ phàng!
(Nhớ Đà Lạt)
anh mượn thể thơ thất ngôn để giãi bày tâm trạng, mới qua ta cảm thấy rất êm tai và bình thường như những câu thơ khác, nhưng đọc kĩ ta sẽ thấy các cặp câu đối xứng và đẩy "suy tưởng " lên cao thành cao trào. Cách nói mạch lạc cũng được thể hiện trong bài thơ "Lời con tim":
Ta yêu em có phải?
Gắng giữ lòng bình yên
Ta dặn dò lý trí
Nhưng thua lời con tim.
câu đầu tỏ vẻ hoài nghi, câu thứ hai thể hiện sự quyết tâm, song câu thứ ba duỗi ra mà đầy đặn lòng người, để cho câu thứ tư dồn nén lại cho sự hẫng hụt ngọt ngào. Hình thức thơ tuân thủ theo lối lôgic này dễ sa vào khô cứng , nếu tác giả không dồi dào cảm xúc!
Đọc tập thơ "Phiên khúc sang màu" tôi khấp khởi bắt gặp tác giả viết về "Nỗi đau người mẹ" là góc nhìn của thi sĩ -bác sĩ:
Những bà mẹ có con chết trong chiến trận
Bây giờ đã quá già nua
Đau nỗi đau nào cũng nỗi đau người mẹ
Dẫu các con ở hai phía chiến hào.
Bây giờ đã quá già nua
Đau nỗi đau nào cũng nỗi đau người mẹ
Dẫu các con ở hai phía chiến hào.
Vâng bài thơ trên không thể tách rời hai nhân tố thi sĩ -bác sĩ bằng sự cảm nhận của một tâm hồn đa cảm.
Mới đọc qua "Phiên khúc sang mùa" ta dễ bị cảm giác đánh lừa, và dễ rơi vào cảm giác giống như đọc bao tập thơ khác.
Phải nói rằng khi đọc kĩ "Phiên khúc sang mùa" của Mai Hữu Phước tôi cảm thấy rất quen và lạ . Quen vì cách thể hiện thi tứ như bao nhà thơ khác, lạ vì Mai Hữu Phước đã khéo léo biết sắp đặt cấu tứ đúng cách và hợp lí tạo ra hiệu ứng ngôn từ rất khoáng đạt.
Mới đọc qua "Phiên khúc sang mùa" ta dễ bị cảm giác đánh lừa, và dễ rơi vào cảm giác giống như đọc bao tập thơ khác.
Phải nói rằng khi đọc kĩ "Phiên khúc sang mùa" của Mai Hữu Phước tôi cảm thấy rất quen và lạ . Quen vì cách thể hiện thi tứ như bao nhà thơ khác, lạ vì Mai Hữu Phước đã khéo léo biết sắp đặt cấu tứ đúng cách và hợp lí tạo ra hiệu ứng ngôn từ rất khoáng đạt.
Và đây là một bài thơ "Trong nghĩa trang liệt sĩ"
cho ta suy nghĩ:
cho ta suy nghĩ:
Họ đến đây vội vàng
Nhưng ngồi rất lâu trong quán nhậu.
Đồng đội các anh xưa
Nay đã khác xa rồi.
Đẹp mặt thế gian
cũng khói hương bùi ngùi thương tiếc
Nhưng cái tình khác thuở đạn bom rơi!
Nhưng ngồi rất lâu trong quán nhậu.
Đồng đội các anh xưa
Nay đã khác xa rồi.
Đẹp mặt thế gian
cũng khói hương bùi ngùi thương tiếc
Nhưng cái tình khác thuở đạn bom rơi!
Khép lại tập thơ, vẫn còn đấy chút hương thơm vừa quen và vừa lạ, vừa gần gũi, vừa xa xôi, lặng lẽ mà cũng nhiều dư âm. Và tôi mới ngộ ra một điều:
"Mai sau tất cả phai mờ hết
Còn nhớ nhau chăng một chút tình."
"Mai sau tất cả phai mờ hết
Còn nhớ nhau chăng một chút tình."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét