Tâm trạng của Khất Nguyên trong "Ly tao"- Mai Khoa Thâu
Tâm trạng của Khất Nguyên trong "Ly tao"- Mai Khoa Thâu
Tâm trạng của Khất Nguyên trong Ly Tao. Ông cho rằng cuộc đời là quá ngắn. Do vậy ông đã suy nghĩ phải tranh thủ làm cái gì đó cho cuộc đời.
Ông là một nhà thơ lãng mạn tài ba nhưng phải sống trong tâm trạng cô độc, bất đắc trí, bế tắc trước thời cuộc, cho nên ông đã mơ về một đời sống xã hội -ở trên cao- đối lập với hiện thực đen tối.
Mở đầu bài thơ là cái nhìn rất bi thiết về cuộc đời. Đầy những kẻ gian tà ton hót, ganh ghét, đua chen người hiền tài có tấm lòng trung thực. Chúng sẵn sàng vu oan giáng họa xuống những người hiền tài để đạt mục đích xấu xa. Toàn bộ bài thơ là một tiếng "buồn " được phát ra trong một tâm hồn giằn vặt suy tư khi mình phải sống trong một thế giới vắng lặng mênh mông, không có tương lai tươi sáng để mà hi vọng, mà tôn thờ. Mà chỉ toàn là những tên quan lại tham lam, xu nịnh mà thôi. Cho nên nhà thơ cảm thấy mình thất vọng khi không có một minh chúa để tôn thờ. Toàn bộ bài thơ là một nỗi niềm trăn trở: Sự trăn trở ở đây là nỗi niềm của người lỡ vận, nên lời thơ cứ âm ỉ, cứ nức nở như muốn bật khóc. Một hình ảnh đau xót cứ lật đi lật lại nhiều lần khiến cho người đọc như đi vào cõi âm u:
Làm xinh ta khéo vô duyên/
: Nỗi niềm miêu tả trong câu thơ này chắc chắn không phải là nỗi niềm thực:
Sớm vừa can gián chiều liền sa cơ... /
Chính câu thơ này đã nói được tất cả cõi lòng của nhà thơ, chứ không phải là cõi lòng của người con gái có nhan sắc. Phải khẳng định rằng diễn biến tâm trạng trong toàn bộ bài thơ chắc chắn không phải là tâm trạng của người con gái đẹp không được xã hội sủng ái, mà là tâm trạng day dứt ưu phiền và nỗi niềm ngao ngán của Khất Nguyên.Trường thi Ly Tao là tác phẩm tiêu biểu của Khất Nguyên. Là bài thơ trữ tình đầu tiên, và cũng là bài thơ dài đầu tiên trên lịch sử diễn đàn văn học Trung Quốc. Người xưa coi Ly Tao là viên ngọc quý và lạ. Ngày nay Ly Tao vẫn được coi là "đệ nhất thiên hạ".
Ly Tao là một bài thơ trữ tình, tác giả đã bộc bạch tâm sự của mình. trong bài thơ này tác giả đã nói đến lịch sử, nói đến hoa thơm cỏ lạ, đến thế giới thần tiên... nhưng thực chất đó chỉ là mượn ngoài để nói trong, mượn người để nói mình. Mọi hình tượng trong Ly Tao đều nhuốm chung một màu sắc, đều bị chi phối bởi một cảm hứng, đó là: Nỗi niềm cay đắng trong tình trạng thần tượng bị đổ vỡ, khát vọng bị dập vùi, nhân cách bị bôi nhọ; song với ý chí kiên trinh bất khuất, quyết không bỏ chính theo tà, bỏ trong theo đục, thà chết để bảo toàn khí tiết. Nỗi niềm đó của nhà thơ được diễn tả dưới dạng tâm sự của một "người đẹp" đi tìm "bạn lòng". Người đẹp đầy tự hào về gia thế, phẩm cách, ra sức trau chuốt hình ảnh của mình, vì sợ "muộn màng lỡ duyên". Ở đây không phải là cái đẹp, cái duyên thông thường, mà là khát vọng vươn tới cái chân , thiện, mỹ. Khát vọng đó bị thói đời xuyên tạc, bôi nhọ.
Chúng ghen ta có mày ngài
Phao cho ta tiếng con người lẳng lơ...
Làm xinh ta khéo vô duyên
Sớm vừa can gián chiều liền sa cơ.../
Thói đời "bẩn thỉu nhỏ nhen ấy" làm cho "người đẹp" đau đớn đến rơi lệ:
Nức nở khóc lo buồn đầy dạ
Tủi cho thân sinh đã lỗi thời.../
Cái "lỗi thời" đó, trước hết là do không gặp "minh chúa". Nhà thơ " Chín lần thề với trời xanh/ Chỉ vì ta quá yêu mình đấy thôi". Nhưng Sở Vương là tên hôn quân, vô đạo, "Tình ta mình chẳng xét cùng/ Nghe lời ton hót đem lòng giận ta". Còn do thói đời a dua, xu nịnh. "Chúng chen chúc trên đường vụ lợi/ Tấm lòng tham, tham mãi, tham hoài/ Đem dạ mình đọ bụng người...". Nỗi đau ở đây là nỗi đau đổ vỡ, là sự không thể chịu đựng nổi của một nhân cách cao cả trước thực tế tối tăm bẩn thỉu. Nhưng nhà thơ không khuất phục, ông nghĩ đến phương châm " Độc thiên kỳ thân" của nhà nho:"Mũ ta đội xốc cho cao ngất / Aó xiêm ta buông thật dịu dàng..."; "Aó như thế thói đời chẳng mặc/ Ta cứ theo phép tắc người xưa...". Có lúc nhà thơ nghĩ đến lời khuyên mặc đời: "Đời đều bè đảng gian tà/ Một mình ta nói, nói mà ai hay". Nghĩ đến lời khuyên đi tìm đất hứa (Đường xa xin chớ ngại ngùng/ Người xinh ai chẳng đem lòng khát khao). Nghĩ đến lời khuyên náu mình chờ thời theo gương phó duyện Lã Vọng ngày xưa. Cuối cùng ông nghe theo quẻ bói Linh phân tiêu dao cho khuây khỏa. (Linh Phân dạy quẻ coi tốt lắm/ Chọ ngày lành ta sắm sửa đi).
Nhưng "Cất mình khoảng trời mây rộng rãi/ Chợt ngoảnh đầu trông lại quê hương...". Tổ quốc, quê hương níu chân ông lại. Cuộc đấu tranh nội tâm đã kết thúc. Ông chỉ còn con đường"theo chân Bành Hàm " để giữ trọn khí tiết.
Tâm trạng của Khất Nguyên trong Ly Tao là diễn biến tâm trạng của nhà thơ trong cuộc đấu tranh để giữ trọn phẩm giá và khí tiết cao cả.
Ly Tao là một bài thơ trữ tình, tâm tư đan xen, ý tưởng nọ lồng vào ý tưởng kia, do vậy khó có thể chia ra tách bạch thành từng phần, từng đoạn.
Nhưng cũng có thể tạm chấp nhận theo cách chia của các học giả đời nhà Thanh , là có thể chấp nhận được: Họ chia Ly Tao làm hai phần (trừ lời văn: 4 câu cuối bài). Phần trên là thực(có hư). Phần dưới là hư (có thực). Nếu ở phần trên Khất Nguyên trình bày ý tưởng muốn đưa nước Sở vượt Thuấn Nghiêu nhưng Sở Vương không nghe lời thì ở phần dưới ông trình bày với linh hoonfvua Nghiêu vua Thuấn. Nếu ở phần trên Khất Nguyên ra sức chăm bón "Chín vườn lan lại nghìn sào huệ" nhằm xây dựng một đội ngũ nhân tài cho đất nước, nhưng rốt cục đều bị phản bội( Lan ta tưởng là nơi tin cậy/ Có ngờ đâu bóng bẩy mà hư...). Thì phần ở phần sau ông lên cõi hư ảo tìm người đẹp mà không gặp ( Kẻ vì không mối lái/ Kẻ gặp nhưng "mất nết").
Rõ ràng thế giới hư ảo chỉ là cái bóng của thế giới hiện thực. Thất bại trong hư ảo là sự phản ánh độc đáo thất bại trong hiện thực. Cho nên thế giới hư ảo ở đây mang tính chất hư vô, nhưng đã thể hiện một cách đắc lực tinh thần phản kháng hiện thực đen tối.
Ly Tao là sự thể hiện đầy xúc động bi kịch Khất Nguyên. Đó là một bi kịch của một nhà chính trị sáng suốt nhưng không gặp thời. Và còn là bi kịch của một nhân cách cao cả bị đày đọa giữa chốn bùn nhơ:
Chí cao nên ông hay nói đến loài hoa
Nết thẳng nên không được dung nạp
Ông thoát bùn như loài ve
Để sáng mãi như vầng nhật nguyệt.
(Tư Mã Thiên).
Và đây cũng là bi kịch của phẩm giá dưới chế độ chính trị đen tối, bi kịch của thời đại thất hùng.
Ly Tao là tiếng hát đứt đoạn, là lời dối dăng gửi hậu thế. Hiếm có bài thơ nào gây xúc động lòng người hàng bao thế hệ như Ly Tao.
Đó là những dòng thơ gan ruột, không tự mình trải qua thì không viết được hay như thế.
Lý Bạch đã viết về ông như sau: Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyệt/ Sở vương đài tạ không sơn khâu. Dịch là: Thơ từ Khất Nguyên vẫn sáng cùng mặt trăng mặt trời, còn lâu đài của vua Sở thì đã biến thành gò hoang). Nói như thế không những đối lập hai nhân cách mà còn là để khẳng định cái trường tồn của văn chương nghệ thuật khi nó đạt đến chân thiện mỹ.
Ông là một nhà thơ lãng mạn tài ba nhưng phải sống trong tâm trạng cô độc, bất đắc trí, bế tắc trước thời cuộc, cho nên ông đã mơ về một đời sống xã hội -ở trên cao- đối lập với hiện thực đen tối.
Mở đầu bài thơ là cái nhìn rất bi thiết về cuộc đời. Đầy những kẻ gian tà ton hót, ganh ghét, đua chen người hiền tài có tấm lòng trung thực. Chúng sẵn sàng vu oan giáng họa xuống những người hiền tài để đạt mục đích xấu xa. Toàn bộ bài thơ là một tiếng "buồn " được phát ra trong một tâm hồn giằn vặt suy tư khi mình phải sống trong một thế giới vắng lặng mênh mông, không có tương lai tươi sáng để mà hi vọng, mà tôn thờ. Mà chỉ toàn là những tên quan lại tham lam, xu nịnh mà thôi. Cho nên nhà thơ cảm thấy mình thất vọng khi không có một minh chúa để tôn thờ. Toàn bộ bài thơ là một nỗi niềm trăn trở: Sự trăn trở ở đây là nỗi niềm của người lỡ vận, nên lời thơ cứ âm ỉ, cứ nức nở như muốn bật khóc. Một hình ảnh đau xót cứ lật đi lật lại nhiều lần khiến cho người đọc như đi vào cõi âm u:
Làm xinh ta khéo vô duyên/
: Nỗi niềm miêu tả trong câu thơ này chắc chắn không phải là nỗi niềm thực:
Sớm vừa can gián chiều liền sa cơ... /
Chính câu thơ này đã nói được tất cả cõi lòng của nhà thơ, chứ không phải là cõi lòng của người con gái có nhan sắc. Phải khẳng định rằng diễn biến tâm trạng trong toàn bộ bài thơ chắc chắn không phải là tâm trạng của người con gái đẹp không được xã hội sủng ái, mà là tâm trạng day dứt ưu phiền và nỗi niềm ngao ngán của Khất Nguyên.Trường thi Ly Tao là tác phẩm tiêu biểu của Khất Nguyên. Là bài thơ trữ tình đầu tiên, và cũng là bài thơ dài đầu tiên trên lịch sử diễn đàn văn học Trung Quốc. Người xưa coi Ly Tao là viên ngọc quý và lạ. Ngày nay Ly Tao vẫn được coi là "đệ nhất thiên hạ".
Ly Tao là một bài thơ trữ tình, tác giả đã bộc bạch tâm sự của mình. trong bài thơ này tác giả đã nói đến lịch sử, nói đến hoa thơm cỏ lạ, đến thế giới thần tiên... nhưng thực chất đó chỉ là mượn ngoài để nói trong, mượn người để nói mình. Mọi hình tượng trong Ly Tao đều nhuốm chung một màu sắc, đều bị chi phối bởi một cảm hứng, đó là: Nỗi niềm cay đắng trong tình trạng thần tượng bị đổ vỡ, khát vọng bị dập vùi, nhân cách bị bôi nhọ; song với ý chí kiên trinh bất khuất, quyết không bỏ chính theo tà, bỏ trong theo đục, thà chết để bảo toàn khí tiết. Nỗi niềm đó của nhà thơ được diễn tả dưới dạng tâm sự của một "người đẹp" đi tìm "bạn lòng". Người đẹp đầy tự hào về gia thế, phẩm cách, ra sức trau chuốt hình ảnh của mình, vì sợ "muộn màng lỡ duyên". Ở đây không phải là cái đẹp, cái duyên thông thường, mà là khát vọng vươn tới cái chân , thiện, mỹ. Khát vọng đó bị thói đời xuyên tạc, bôi nhọ.
Chúng ghen ta có mày ngài
Phao cho ta tiếng con người lẳng lơ...
Làm xinh ta khéo vô duyên
Sớm vừa can gián chiều liền sa cơ.../
Thói đời "bẩn thỉu nhỏ nhen ấy" làm cho "người đẹp" đau đớn đến rơi lệ:
Nức nở khóc lo buồn đầy dạ
Tủi cho thân sinh đã lỗi thời.../
Cái "lỗi thời" đó, trước hết là do không gặp "minh chúa". Nhà thơ " Chín lần thề với trời xanh/ Chỉ vì ta quá yêu mình đấy thôi". Nhưng Sở Vương là tên hôn quân, vô đạo, "Tình ta mình chẳng xét cùng/ Nghe lời ton hót đem lòng giận ta". Còn do thói đời a dua, xu nịnh. "Chúng chen chúc trên đường vụ lợi/ Tấm lòng tham, tham mãi, tham hoài/ Đem dạ mình đọ bụng người...". Nỗi đau ở đây là nỗi đau đổ vỡ, là sự không thể chịu đựng nổi của một nhân cách cao cả trước thực tế tối tăm bẩn thỉu. Nhưng nhà thơ không khuất phục, ông nghĩ đến phương châm " Độc thiên kỳ thân" của nhà nho:"Mũ ta đội xốc cho cao ngất / Aó xiêm ta buông thật dịu dàng..."; "Aó như thế thói đời chẳng mặc/ Ta cứ theo phép tắc người xưa...". Có lúc nhà thơ nghĩ đến lời khuyên mặc đời: "Đời đều bè đảng gian tà/ Một mình ta nói, nói mà ai hay". Nghĩ đến lời khuyên đi tìm đất hứa (Đường xa xin chớ ngại ngùng/ Người xinh ai chẳng đem lòng khát khao). Nghĩ đến lời khuyên náu mình chờ thời theo gương phó duyện Lã Vọng ngày xưa. Cuối cùng ông nghe theo quẻ bói Linh phân tiêu dao cho khuây khỏa. (Linh Phân dạy quẻ coi tốt lắm/ Chọ ngày lành ta sắm sửa đi).
Nhưng "Cất mình khoảng trời mây rộng rãi/ Chợt ngoảnh đầu trông lại quê hương...". Tổ quốc, quê hương níu chân ông lại. Cuộc đấu tranh nội tâm đã kết thúc. Ông chỉ còn con đường"theo chân Bành Hàm " để giữ trọn khí tiết.
Tâm trạng của Khất Nguyên trong Ly Tao là diễn biến tâm trạng của nhà thơ trong cuộc đấu tranh để giữ trọn phẩm giá và khí tiết cao cả.
Ly Tao là một bài thơ trữ tình, tâm tư đan xen, ý tưởng nọ lồng vào ý tưởng kia, do vậy khó có thể chia ra tách bạch thành từng phần, từng đoạn.
Nhưng cũng có thể tạm chấp nhận theo cách chia của các học giả đời nhà Thanh , là có thể chấp nhận được: Họ chia Ly Tao làm hai phần (trừ lời văn: 4 câu cuối bài). Phần trên là thực(có hư). Phần dưới là hư (có thực). Nếu ở phần trên Khất Nguyên trình bày ý tưởng muốn đưa nước Sở vượt Thuấn Nghiêu nhưng Sở Vương không nghe lời thì ở phần dưới ông trình bày với linh hoonfvua Nghiêu vua Thuấn. Nếu ở phần trên Khất Nguyên ra sức chăm bón "Chín vườn lan lại nghìn sào huệ" nhằm xây dựng một đội ngũ nhân tài cho đất nước, nhưng rốt cục đều bị phản bội( Lan ta tưởng là nơi tin cậy/ Có ngờ đâu bóng bẩy mà hư...). Thì phần ở phần sau ông lên cõi hư ảo tìm người đẹp mà không gặp ( Kẻ vì không mối lái/ Kẻ gặp nhưng "mất nết").
Rõ ràng thế giới hư ảo chỉ là cái bóng của thế giới hiện thực. Thất bại trong hư ảo là sự phản ánh độc đáo thất bại trong hiện thực. Cho nên thế giới hư ảo ở đây mang tính chất hư vô, nhưng đã thể hiện một cách đắc lực tinh thần phản kháng hiện thực đen tối.
Ly Tao là sự thể hiện đầy xúc động bi kịch Khất Nguyên. Đó là một bi kịch của một nhà chính trị sáng suốt nhưng không gặp thời. Và còn là bi kịch của một nhân cách cao cả bị đày đọa giữa chốn bùn nhơ:
Chí cao nên ông hay nói đến loài hoa
Nết thẳng nên không được dung nạp
Ông thoát bùn như loài ve
Để sáng mãi như vầng nhật nguyệt.
(Tư Mã Thiên).
Và đây cũng là bi kịch của phẩm giá dưới chế độ chính trị đen tối, bi kịch của thời đại thất hùng.
Ly Tao là tiếng hát đứt đoạn, là lời dối dăng gửi hậu thế. Hiếm có bài thơ nào gây xúc động lòng người hàng bao thế hệ như Ly Tao.
Đó là những dòng thơ gan ruột, không tự mình trải qua thì không viết được hay như thế.
Lý Bạch đã viết về ông như sau: Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyệt/ Sở vương đài tạ không sơn khâu. Dịch là: Thơ từ Khất Nguyên vẫn sáng cùng mặt trăng mặt trời, còn lâu đài của vua Sở thì đã biến thành gò hoang). Nói như thế không những đối lập hai nhân cách mà còn là để khẳng định cái trường tồn của văn chương nghệ thuật khi nó đạt đến chân thiện mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét