Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

pbvh- Thi pháp truyện ngắn của: Khôi Nguyên


Thi pháp truyện ngắn của: Khôi Nguyên

Category: , Tag:
02/13/2012 07:28 am
THI PHÁP TRUYỆN NGẮN CỦA: KHÔI NGUYÊN

Mai Khoa Thâu

Mấy năm trước đây tình cờ tôi được đọc các truyện ngắn in trên tạp chí Chư Yang Sin. Theo thông lệ tôi chỉ đọc lướt qua một lượt, rồi chuyển sang trang khác ( thú thực tôi không có thời gian ). Thế nhưng từ khi tôi đọc truyện ngắn: Vết sóng in trên tạp chí Chư Yang Sin, số 219-tháng 11- 2010 của tác giả Khôi Nguyên, đã khiến tôi dừng lại rất lâu. Qủa thật, mới đầu tôi chỉ đọc đoạn đầu, rồi lướt nhanh qua trang khác, nhưng cách viết của Khôi Nguyên đã cuốn hút tôi, "níu kéo chân tôi ở lại đọc truyện của anh".
Cũng chính vì lẽ đó có sự thăng hoa trong cảm xúc đã cuốn hút tôi đi vào những trang viết của anh. Qua một thời gian nghiên cứu và tìm tòi, tôi chỉ xin phép đi sâu vào tìm hiểu trong phạm vi thi pháp truyện ngắn của Khôi Nguyên.

Khôi Nguyên xuất phát là một nhà giáo. Do vậy, quan điểm sáng tác của anh có tính mô phạm, với một nhận thức thẩm mĩ trong sáng, mang đậm tình người, mang đậm tính hiện thực của cuộc sống.  Đó là quan niệm nghệ thuật hết sức đúng đắn và chân thực, đạt đến vấn đề căn cốt của sáng tạo.

Cái độc đáo ở thi pháp truyện ngắn của Khôi Nguyên là cách dẫn truyện, cách đặt vấn đề, cách biểu đạt sự việc, khiến cho người đọc phải tò mò; sau khi đọc đoạn đầu "bị "lôi cuốn vào phần tiếp theo và cho đến khi kết thúc. Nghĩa là, tính hiện thực được nhà văn quan tâm đặt lên hàng đầu. Đó là: Hiện thực của cuộc sống đương đại, hiện thực tâm trạng của từng nhân vật, khai thác tận cùng những cảm xúc, những quan niệm của tâm hồn tác giả để khám phá thế giới, được thể hiện qua bút pháp lãng mạn, trữ tình.

Truyện ngắn của Khôi Nguyên đi sâu vào các góc cạnh của cuộc sống thường nhật. Trong thế giới nghệ thuật của Khôi Nguyên có đầy đủ mọi thành phần như: ông già, bà lão, trẻ con, trai gái, trung niên. Có cả những người nghèo khổ đến kẻ giàu sang. Có  cả những cảnh đời vật vã vì cái ăn, cái mặc, đến những thân phận hẩm hiu cam chịu... đó chính là tình thương ấm áp của tác giả gởi gắm và dành cả sự ưu ái cho "những đứa con tinh thần của mình".
Lối viết của Khôi Nguyên thường kể truyện theo tuần tự phát triển của thời gian, tính chất của sự việc, tính cách của nhân vật, được thể hiện rõ nét nhất qua truyện ngắn: Vết sóng.

Với cái nhìn hiện thực sinh động, Khôi Nguyên đã tìm ra trong những chuyện thường ngày tưởng như không có chuyện ấy, thành những điều cần kể. Chuyện một người đàn bà yêu hết mình, đôi khi cam chịu và mù quáng trong tình yêu, thương con "Chị thấy cay cay nơi sống mũi và hai hốc mắt".
Điều quan trọng hơn trong thi pháp truyện ngắn của Khôi Nguyên đó là: Sự nhất quán trong giọng điệu và diễn biến của cảm xúc. Niềm yêu thương trân trọng những mảnh đời bất hạnh, những thân phận ngang trái của người phụ nữ đã tạo cho giọng văn của Khôi Nguyên một hơi thở ấm áp. "Lần đầu tiên, từ khi có chồng, chị được khóc trong lòng me, được anh chị em ruột đến an ủi vỗ về, được cha can thiệp vào cuộc sống riêng tư: " Bỏ ngay. Bỏ nó về đây mà ở. Tao sẽ lo cho mày"."

Bên cạnh đó, Khôi Nguyên cũng luôn giữ nhân vật của mình "bên bờ vực yêu thương cam chịu",  cũng có khi đẩy nhân vật của mình vào vực thẳm của nỗi đắng cay, chua xót. Nhưng anh cũng biết dừng lại, lửng lơ, mở ra những tuyến, những đường cho người đọc hình dung, chứ không chỉ ra hết mọi điều, mọi lẽ.

Như: "Những con sóng hết lớp này đến lớp khác sau khi tràn vào cát tưởng rằng đã kết thúc cuộc hành trình, nhưng đã để lại vị mặn chát của nó cho cát".

                                                                M.K.T
                                                12.2.2012
lengoctraclg at 02/18/2012 05:47 am comment
Xin mời vào lengoctrac.com xem. Chúc bạn vui+khỏe. LNT   NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN PHÊ BÌNH "NỖI NIỀM" HỒ THẾ HÀ Bài thơ Một của Hồ Thế Hà là nỗi niềm của một người con trai đứng trước sự thất bại trong tình yêu; nỗi niềm ấy được Hồ Thế Hà diễn tả một cách hết sức chân thật, sâu sắc và đầy biểu cảm.( MAI KHOA THÂU)   Cac tin khac>>    “Nhà thơ Xuân Ly Băng – Cuộc đời và Tác phẩm”    Trường ca Thu Bồn Thể Loại Và Cấu Trúc * MAI BÁ ẤN NHÂN VẬT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét