Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

pbvh- Cảm xúc khi đọc bài thơ Mẹ của Nguyễn Hồng Nguyên


cảm xúc khi đọc bài thơ Mẹ của Nguyễn Hồng Nguyên
08:18 20 thg 12 2012Công khai0 Lượt xem0

cảm xúc khi đọc bài thơ MẸ tôi CỦA nGUYỄN hỒNG nGUYÊN
13:28 16 thg 7 2011Công khai3 Lượt xem0
(MẸ TÔI: Nguyễn Hồng Nguyên- b DL 3.3.2000)

Bài thơ lục bát tuy không dài lắm, mà chất chứa đầy nỗi suy tư trăn trở, cảm xúc sâu lắng của người con phương xa hướng về mẹ ở quê nhà.
"Xuân xưa tóc mẹ còn xanh
giờ tóc mẹ bạc cũng  đành...vì con".
Chỉ với 2 câu đầu thôi, ta cũng cảm thấy được sự hy sinh, mất mát không gì bù lấp được công lao  trời bể của người mẹ. Ở đây chỉ một chữ "đành"cũng chứa đầy tâm sự, và nỗi niềm trắc ẩn của nhà thơ...Tất cả những đức tính hy sinh, chịu thương, chịu khó và lòng bao dung chở che đã thành bản chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam- của người mẹ Việt Nam. Góp phần tạo dựng nên một hồn thơ dung dị Hồng Nguyên.
Mặc dù đề tài về người mẹ không phải là mới , những ở mỗi một nhà thơ lại có một cái nhìn khác nhau. Với Hồng Nguyên ta bắt gặp trong thơ anh là một người mẹ rất đỗi quen thuộc, bình dị, chân chất thôn quê.
"Tháng năm thân mẹ héo mòn
Một đời cơ cực cho con nên người
Mẹ ơi con nhớ từng lời
Âù ơ mẹ hát cái thời còn thơ
Quê nghèo gió thổi phất phơ
Mình mẹ quang gánh xác xơ chợ chiều
Vì con mẹ phải khổ nhiều
Tảo tần hôm sớm...đủ điều lo toan"

Không phô trương , không hoa mỹ, không trau truốt trong từng câu chữ, nhưng tác giả đã dùng phương pháp liệt kê để lột tả được phần nào tâm trạng của mình. Đó là, tâm trạng của đứa con xa xứ, khi mùa xuân đến thì nỗi nhớ mẹ càng thêm da diết.Nỗi niềm ấy cứ đeo đẳng, cứ cháy lên không nguôi không chỉ trong lòng tác giả,  mà nó cháy lên trong lòng tất cả những người con xa xứ khi mỗi độ xuân về.
Vốn quan niệm mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa của đơm hoa kết trái, mùa của đoàn viên. Thế nhưng vì một lý do nào đấy mà không thể chở về quê nhà thăm mẹ được, để thỏa lòng nhớ mong bao ngày xa cách. Khi nhìn thiên hạ đua nhau sắm tết, nhà nhà sum họp thì nhà thơ bỗng cảm thấy đau đớm và cô đơn ngồi nhìn xuân sang. Trong phút cô đơn, xa xót ấy, nhà thơ nhớ đến mẹ, đến họ hàng, bạn bè, làng xóm, quê hương.
Bài thơ là tiếng lòng thổn thức của tác giả, nhớ thương về mẹ đến đứt ruột. Và nỗi nhớ ấy thật da diết, mỏi mòn.
"Xuân về nở trắng hoa xoan
Mẹ ngồi tựa cửa dưới tàu hoa vông"
Nỗi niềm chờ đợt con về cứ phấp phỏng trong nỗi âu lo, chờ mãi mà con vẫn chưa về, cứ day dứt mong đợi, nhưng sự mong đợi ấy cứ xa mờ, mỏng manh trong làn khói lam chiều.
"Mắt nhòa mòn mỏi  ngóng trôngPhương trời xa thẳm chờ mong con về."
Đoạn kết của bài thơ đã lột tả được tâm trạng của người mẹ, đó là sự cô đơn và nỗi buồn mòn mỏi ngóng trông con về. Nỗi niềm đợi chờ  ấy cứ phập phồng trong nỗi âu lo mỏi mòn.
Ở câu cuối ta thấy chỉ với hai từ "mắt nhòa"... ở đây cũng đủ nói lên được sự chờ đợi lớn lao, đó là một nỗi chờ đợi sâu thẳm chứ không phải là một sự chờ đợi nào đó hời hợt trong chốc lát. Nhà thơ đã cảm thấy sự chờ đợi của người mẹ cứ xa xôi hun hút, " Mắt nhòa mòn mỏi ngóng trông". Câu thơ đầy tâm trạng, cũng bởi nhớ quá, thương quá nên sự mong đợi ấy cứ xa mờ, mỏng manh trong làn khói xuân mờ nhạt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét