Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

pbvh- Thi pháp thơ tứ tuyệt của: Trần Phố


Thi pháp thơ tứ tuyệt của: Trần Phố

Category: , Tag:
01/25/2012 09:31 pm
Thi pháp thơ tứ tuyệt của Trần Phố

Mai Khoa Thâu

Trần Phố làm thơ tứ  tuyệt khá nhiều. Cả tập thơ: Thầm thức cùng tiếng chim, có tới 16 trên tổng số 48 bài. Tôi có cảm giác từ khi nghỉ hưu đến nay, Trần Phố càng chú ý hơn đến thể thơ tứ tuyệt này.
Thi pháp thơ tứ tuyệt của Trần Phố được thể hiện rõ qua bài thơ sau:
Bài thơ: Tâm sự , mang đậm nét màu thời gian- thời gian của sự chiêm nghiệm, thời gian của sự từng trải. Mặc dù tuân thủ luật thơ tứ tuyệt, nhưng không tuân theo triệt để (về niêm: quy tắc đối với các âm thứ hai và thứ sáu). Qua hai câu đầu của bài thơ: Tâm sự:

Một đời nghiền ngẫm nghìn trang sách
Tìm niềm vui cho trẻ nên người

Hai câu thơ trên mang đậm ngôn ngữ thuần Việt, với cả sự tinh tế, ý nhị, hàm súc trong việc diễn đạt sự đời, tình người, ở đây là tình của "người gieo hạt", ươm mầm xanh trí tuệ cho thế hệ mai sau. Với vẻ đẹp âm thanh của những âm vận và thanh điệu tiếng Việt, được nhà thơ sử dụng một cách rất chọn lọc, câu thơ toát lên một vẻ mộc mạc, dễ đọc, dễ hiểu, không trau chuốt về ngôn từ. Giọng thơ không khoa trương kiểu cách, dễ đi vào lòng người.
Ta hãy đọc câu thơ thứ ba trong bài thơ: Tâm sự. Đây là một câu thơ không dễ giải nghĩa:

Mái tóc cũ dấu vui, buồn, được , mất

Rõ ràng, câu thơ này có cú pháp rất đặc biệt. Có cách biểu đạt rất đặc biệt. Thế nào là: "Mái tóc cũ giấu vui", và còn ba dấu phẩy liên tiếp trong văn bản. Và cả cái cặp đôi đối xứng: vui-buồn; được- mất kia cũng bao hàm nhiều ý nghĩa.
Với lối nhả chữ này, câu thơ sẽ được mỗi người giải thích khác nhau.
Đọc câu thơ cuối ta có cái cảm giác hẫng hụt, chới với:

Bỗng một chiều hoa phấn rụng chơi vơi...

Thì ra nhà thơ ấy- thầy giáo ấy, sau khi đã hoàn thành công việc của "người đưa đò", bỗng nhận ra tóc trên đầu đã điểm bạc, thấy rõ sự xa vắng bảng đen và phấn trắng vào "một chiều hoa phấn rụng chơi vơi...". câu thơ mang lại một mỹ cảm cho người đọc. Điều đó cho thấy rằng : Thi pháp trong thơ tứ tuyệt của Trần Phố mang đậm tính nhân văn.
Và như vậy, càng thấy rõ cái quy luật: người ta có thể không hoàn toàn hiểu rõ một câu thơ, huống chi đến cả một bài thơ.
           M.K.T
Mồng ba tết xuân Nhâm Thìn.

HỒNG CHIẾN at 02/02/2012 10:44 pm comment
Lâu rồi lại mới thấy chủ nhà lên tiéng, vì sao vậy nhỉ?
Nothings at 01/26/2012 01:32 pm comment
(Empty)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét