phê bình văn học
Mai Khoa Thâu
Vẻ đẹp bình dị trong một bài ca dao
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá, cá lặn, trong sao, sao mờ
buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông man mác sao mai
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm hướng giải ngân hà
Nỗi buồn tình dẫu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
Bài thơ chỉ có mười câu mà chất chứa đầy nỗi suy tư trắc ẩn. Cảm xúc sâu lắng vương thêm một chút buồn man mác, đúng là tâm trạng của những người đang yêu, đang chờ đợi người thương trong tâm trạng buồn, buồn bởi thất vọng.
"Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá, cá lặn, trong sao, sao mờ"
Rõ ràng ở đây ta thấy chỉ với bốn từ"cá lặn-sao mờ" thôi cũng đã cảm thấy một sự thiếu hụt mất mát, một sự bấp bênh chen lẫn thất vọng của một tâm hồn đa cảm. Đúng là tâm trạng của những người đang yêu, một thuộc tính tình cảm vốn có của con người, đặc biệt là tình cảm khi yêu đó là: sự yếu đuối, cô đơn trống trải và nỗi buồn mênh mang khi gặp cảnh trắc trở trong tình yêu, bị người tình phụ bạc, ruồng rẫy, từ chối không chấp nhận tình cảm của mình. Đó là nỗi buồn sâu lặng, vô bờ bến, đến nỗi nhìn cảnh vật bị nhầm lẫn, bị ảo giác nhạt nhòa. Rõ ràng con cá đang bơi đấy, mà tâm trạng buồn quá mà thành thử như không nhìn thấy nó, tưởng nó lặn mất. Trên bầu trời kia sao sáng như thế, lung linh như thế mà lại cứ tưởng nó nhạt nhòa mờ phai. Rõ ràng tâm trạng của người buồn nó thật khác hẳn với tâm trạng của người vui, người vui nhìn cái gì cũng trong sáng hơn, đẹp hơn, lãng mạn hơn... Giữa dòng đời ô nhộn này "ta" biết đi về đâu, tìm ai để mà gửi nỗi niềm riêng của mình. Gặp ai để mà hy vọng khi tình yêu của mình dành cho "người ta"mà không được "người ta " đáp lại. Người mà ta hằng đêm nhung nhớ giờ đã đã xa khỏi tầm tay, hay nói đúng hơn giờ đã không thuộc về mình nữa, cái cảm giác mất mát ấy cứ len lỏi, lên lỏi vào tận sâu thẳm nơi trái tim. "Ta "đang khao khát cần một tổ ấm , một chỗ dựa trong cuộc đời vậy mà "ta" đã thất vọng khi không còn những người như ta hằng mong ước, nên nỗi buồn cứ thế mà được đà nhen nhóm thêm.
"Buôn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông man mác sao mai
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?"
Chất liệu của bài ca dao được xây dựng bởi trí tuệ của quần chúng, do vậy nó là đại diện ưu tú về nỗi lòng và tâm trạng của mọi người. Nên ở đây ta thấy: Vẫn là cảnh thầm yêu trộm nhớ của chàng trai với một cô gái nào đó, vẫn là nỗi buồn vô cớ của tâm trạng người chớm yêu, vẫn là cảnh đậm đặc lãng mạn được diễn tả bằng lời thơ lục bát nhiệm mầu.
Con nhện giăng tơ lại làm cho "ta " vui, có phải chăng mối bòng bong của mạng nhện cũng chính là mối tình của "ta ". Con nhện giăng tơ cứ miệt mài làm tổ cũng như người con gái cứ cố gắng chờ đợi ...thế mà sự chờ đợi ấy cứ mong manh, cứ xa mờ. Trong khi đó, cô gái cứ chờ đợi người thương , cứ nhớ nhung da diết, cứ ngóng trông mỏi mòn, dõi theo hình bóng người thương ở một nơi xa xôi nào đó, tâm trí như đảo điên, thân thể như rã rời, đầu óc đang quay cuồng , lúc nào cũng hướng tâm tình về người con trai của mình. Vậy mà, chàng trai cứ biệt tăm trong sự vô tình kia, cũng dễ làm héo mòn một con người. Tình yêu một phía này thật mệt. Thế nên con nhện, ánh sao bây giờ lại trở thành con vật có ích, nhờ nó mà người con gái đã thổ lộ được tâm sự của mình. Với người con trai con nhện giăng tơ , ánh sao chỉ là những sinh vật cảnh không hơn không kém, song đối với nàng con nhện là người bạn, người giao liên , là người mà nàng nhờ đưa tâm tư của mình chuyển đến chàng, là người luôn an ủi , động viên và gieo cho nàng một niềm hi vọng. Mặc dù thời gian có kéo dài một năm, hai năm, ba năm hay mười năm cũng không làm thay đổi được tình nghĩa mà nàng đã dành cho chàng. Thật may mắn cho một chàng trai nào đó có được một người phụ nữ như thế trong cuộc đời, vậy mà chàng trai ở trong hoàn cảnh của bài ca dao này lại không biết, không nhận ra.
Qủa nhiên việc nàng buồn không phải là vô cớ, nó báo trước một nỗi buồn đau, một sự mất mát ghê gớm: chàng đã đi xa rồi, đã ruồng rẫy tình yêu của nàng rồi. Do vậy, hơi thở của bài ca dao luôn đượm buồn, đó chất liệu rất đời, rất con con người, nó đem đến một vẻ đẹp bình dị cho cuộc sống.
Và như thế cô gái luôn "đượm " buồn, đã chờ đợi một người mà từ nay sẽ không trở lại nữa, sẽ không quay về nữa. Nỗi đau đó động đến trời xanh, đến trần gian, đến sông suối, cỏ cây hoa lá, đến loài vật, đến tận âm ty địa phủ, đến trái tim của con người.
Đêm đêm hướng dải ngân hà
Nỗi buồn tình dẫu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ/
Thì ra người con gái khắc khoải chờ đợi, thổn thức một miền thương nhớ đến chàng trai mà nàng đã ngỏ lòng thương ấy, có chất liệu của hoài niệm, của kí ức.
Đã biết bao biến cải thăng trầm, bao đổi thay, bao cám dỗ của đời thường, nhưng lòng chung thủy của nàng dành cho chàng sẽ không bao giờ thay đổi, vẫn vẹn nguyên nhớ nhung tha thiết, vẫn xốn xang da diết, vẫn tinh khiết trắng trong. Còn gì đau khổ hơn tình yêu cứ mãi phải chờ đợi, thà rằng đừng nặng lòng với một người bội bạc thì đâu đến nỗi...thế nhưng tình là thế, nó vốn không chịu đi theo tiếng mách bảo của lí trí.
Toàn bộ bài thơ đều thấp thoáng trong lâu đài nghệ thuât, nghệ thuât dùng từ, nghệ thuật ẩn dụ để lột tả được phần nào tâm trạng của người con gái, đó là sự cô đơn và một nỗi buồn đời sâu sắc. Cũng bởi vì "chấp chới" giữa sự chờ đợi mà tâm trạng của nàng cảm thấy tâm hồn mình trống trải cô đơn quá. Buồn và thương cho số phận hẩm hiu của mình. Cũng là thân gái thì ai ai cũng muốn cho mình may mắn có được một cuộc sống hạnh phúc bên người mình yêu thương. Thầm cầu mong cho mình có cơ may gặp được một đức ông chồng như ý, mà hằng đêm "em " thường mong ước.
Cũng là thân gái mà sao số em nó hẩm hiu buồn tẻ đơn độc quá. Khi các cô gái đến tuổi "xuân thì" đã lần lượt bước lên xe hoa, thế mà em cứ còn đứng đấy hằng đêm chông chênh giữa ngã ba đường mà chờ, mà đợi trong vô vọng. Mặc cho thời gian trôi hờ hững vô tình, mà thời gian lại không chờ không đợi một ai. Thế mà em lại không mệt mỏi, mệt mỏi để được hạnh phúc thì cũng đáng lắm chứ. (còn nữa).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét