Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

truện ngắn- Người về từ một lời nguyền


người về từ một lời nguyền: truyện ngắn của Mai Khoa Thâu

Category: , Tag:
04/11/2012 08:36 am

Người đàn ông vội bước nhanh ra phía cổng sân bay, ông vẫy một chiếc xe tắc xi. Chiếc xe ô tô dừng lại ngay trước mặt ông. Người lái xe nhoài đầu ra ngoài  hỏi:
- Thưa chú ! Chú muốn về đâu ạ!
- Cho tôi về buôn Tơ Rưng.
- Dạ thưa chú, cháu đã chạy xe tắc xi được 5 năm rồi, nhưng quả thực cháu không biết buôn Tơ Rưng ở đâu ạ! Chỉ có buôn Cam Rưng  thôi chú ạ!
Quái lạ, ngày ấy ông đi, dọc con sông Krông Pak làm gì có buôn Cam Rưng.- Ông vẩn vơ suy nghĩ. Xe chạy đến địa phận huyện Krông Pak, dừng lại ven quốc lộ 26 hỏi thăm, nhưng không một ai biết về thông tin buôn Tơ Rưng ở đâu? Cho tới lúc đi vào tận buôn Jung gặp một già làng  đầu tóc bạc phơ, già làng nói:
- Mày muốn về buôn Tơ Rưng phải không? Đi đường kia kìa! - Gìa làng nói và chỉ tay về phía con đường đất đỏ có những đồi cà phê xanh thẳm thấp thoáng xa xa. - Buôn Tơ Rưng bây giờ người ta đã đổi tên thành buôn Cam Rưng, và dòng suối Tơ Rưng chảy róc rách ra dòng sông Krông Pak bây giờ không còn nữa. Và cả những cây bằng lăng cổ thụ dọc hai bên bờ suối Tơ Rưng bây giờ cũng bị người ta đốn hạ lâu rồi. Thành thử đường về buôn Tơ Rưng thật khó nhận biết.
Chiếc xe tắc xi lại lăn bánh ra quốc lộ 26, qua mấy cây cầu mới , qua mấy con đường nhựa mới mới về được buôn Tơ Rưng ngày xưa.
            Khoảng hơn bốn mươi năm trước, vào một đêm trăng tròn mười sáu tháng chạp, ông đã bỏ buôn ra đi. Trăng sáng lung linh giữa đại ngàn mà lòng ông ôm hận ra đi. Một mình ông không một đồng xu dính túi, lạnh lẽo bơi qua con sông Krông Pak thơ mộng, lấp loáng đầy ánh trăng. Càng đau đớn hơn khi tuổi thanh xuân của ông nhìn dòng sông Krông Pak dưới đêm trăng tháng chạp nở đầy một loài hoa súng tím bạc lạnh lùng. Qua bờ sông, ông men theo dòng suối Tơ Rưng nước trong xanh ngăn ngắt , ông ngửa cổ lên trời mà thề rằng có Yàng có thần đất, thần lửa, thần sông, thần núi chứng giám, bao giờ đuổi hết quân cướp nước và quân bán nước Mĩ- Ngụy  thì ông mới qua con suối này trở về buôn Tơ Rưng.
         Đã hơn bốn mươi năm qua, con suối Tơ Rưng ngày xưa giờ đã khô cạn nước. giờ đây ông đã trở về với buôn làng. Nếu không có con đường nhựa mới, nếu họ không chặt phá cánh rừng đầu nguồn, và cả hai hàng bằng lăng cổ thụ dọc bờ suối Tơ Rưng , thì ông vẫn tìm về đúng cái buôn Tơ Rưng ngày xưa. Vậy ra, năm mươi năm ấy buôn Tơ Rưng vẫn còn in đậm trong trái tim ông, cùng với mối tình đầu tan vỡ. Ở tận  phía trời Tây nơi đất khách quê người, ông luôn đau đáu vì một nỗi niềm xa quê. giờ đây, khi ông trở về mái tóc xanh ngày nào đã chuyển thành bạc phơ, mỗi sợi tóc bạc ấy là một nỗi niềm cay đắng và tủi nhục. A Ma, A Mí  và Yàng đã sinh ra ông là một kẻ đẹp trai, là một người thợ săn voi tài ba, sức vóc hơn người. Từ tuổi mười sáu, ông đã để mắt đến nàng H' Bơ Lan  và ước ao có được một người vơ xinh đẹp như nàng. Nhưng hỡi ôi! Cũng chính vì mơ ước đó mà mối tình đầu đã đem lại cho ông nỗi tuyệt vọng khôn cùng, khi bọn Mĩ -Ngụy càn qua buôn Tơ Rưng của ông đã bắt đi nàng H' Bơ Lan xinh đẹp, một sự ghê tởm lũ cướp nước  man trá, lũ bán nước đáng bị nguyền rủa truyền đời. Năm ấy, vào một đêm mưa to gió lớn, sấm chớp đùng đùng, ông bơi qua con suối Tơ Rưng một mình. Ông đã đi bộ cả đêm qua quốc lộ 26, qua quốc lộ 14 đến tận Cam Pu Chia, với hai bàn tay trắng, ông đã lập nghiệp và lấy vợ. Vợ ông là một người đàn bà xinh đẹp tuyệt mỹ vì lòng thương người của ông mà khước từ tất cả trai tráng trong làng để lấy một người tha hương cầu thực như ông. Ông tự hào vì điều đó và muốn dẫn vợ về buôn Tơ Rưng. Nhưng cuộc đời đâu có dễ dàng như người ta tưởng, chiến tranh diễn ra đã cắt đôi đất nước khi ông chưa kịp đưa người vợ Cam Pu Chia xinh đẹp của mình về buôn Tơ  Rưng. Không thể nào sống mãi với cuộc sống chui lủi nơi đất khách quê người khi quê hương chìm trong khói lửa, ông lên đường tìm về Việt Nam xin vào đội quân du kích cầm súng chống lại giặc Mĩ xâm lược. Trong một cuộc giao tranh ác liệt tại địa phận Cư Jut của ngõ tiến vào Buôn Ma Thuột, ông đã bị thương, đơn vị cho ông ra Bắc để điều trị và nghỉ dưỡng, nhưng ông từ chối, ông đã tìm về với người vợ Cam Pu Chia xinh đẹp của mình, nhưng được tin bọn Mĩ  thả bom vào ngôi nhà ông đã mang người vợ xinh đẹp của ông đi mãi mãi-thành thử,  ở nơi đấy ông chỉ còn có mỗi một người con trai- niềm an ủi duy nhất của cả cuộc đời ông.
Trớ trêu thay cho ước nguyện, cho lời nguyền năm xưa của ông. Lời nguyền đó đã trở thành hiện thực, đất nước đã thống nhất vào mùa xuân năm 1975, nhưng đến tận hôm nay ông mới tìm trở về quê cũ. Hai mối tình của ông đã trở thành hai cội nguồn bất hạnh của cuộc đời ông. Ông căm ghét bọn cướp nước, căm ghét đồng tiền, nhất là bọn bán nước cầu vinh. Chính những lũ đáng nguyền rủa ấy đã cướp đi hai người đàn bà đẹp của ông. Đau buồn đơn độc, trước đây ông muốn trở về quê hương nhưng chiến tranh chưa hết và khi hết thì ông mặc cảm với chính bản thân mình không bảo vệ được người con gái mình yêu thương, không ở lại mà bỏ làng buôn ra đi và khi đất nước thống nhất vẫn không một dòng thư, một lời nhắn gửi. Ông đã lang thang đi khắp nơi để hỏi han tung tích về nàng H' Bơ Lan xinh đẹp, nhưng vẫn bặt vô âm tín. Thành thử ông vui với cuộc đời lang bạt bên những vần thơ để quên đi quá khứ đau buồn của mình.
***
Đám cưới của ông, đó là một ngày buôn Tơ Rưng vui như lễ hội đâm trâu. Buôn Tơ Rưng tham dự không sót một người nào, trẻ già, trai, gái lũ làng kéo đến vây chật nhà để xem mặt cô dâu cho bằng được. Bởi nàng H' Bơ Lan - vợ ông- người ta đồn là xinh đẹp nhất buôn Tơ Rưng, và là con của già làng A Ma H' Oanh là một người có quyền lực giàu có nhất buôn. Từ khi biết con mình muốn lấy con gái của già làng đáng kính, A Ma Amí đã một mực khuyên nhủ, ngăn cản ông, còn bà con lũ làng buôn Tơ Rưng thì xúc xiểm ông, "đũa móc mà đòi chòi mâm son". Có kẻ còn độc địa hơn còn bảo "đầy tớ mà đòi lầu son". Tất cả những lời độc địa đó ông đều nghe hết, nhưng ông mặc kệ. Buôn Tơ Rưng và cả A Ma Amí và dòng họ Niê của ông đã không ngờ rằng ông lại là người chiến thắng, mặc dù của thách cưới mà già làng đặt ra là gánh nặng quá lớn đè lên đôi vai của A Ma A Mí- đó là mười con heo, năm con bò, năm con trâu, hai con voi. Ông đã lang thang cả tháng trời nơi rừng sâu nước độc để đem về năm con voi trước sự ngỡ ngàng và thán phục của cả buôn làng. Trong ngày cưới cô dâu mặc bộ váy thổ cẩm sắc màu sặc sỡ và sang trọng, mạng che kín mặt. Vừa bước ra nhà rông để ra mắt bà con trong họ và người thân, thì bất chợt có tiếng chó sủa, tiếng kêu la của mọi người, tiếng bước chân rầm rập, có cả tiếng súng, và mùi khét của mái nhà cháy, đó là một trận càn của bọn lính ngụy vào buôn làng của ông, ngay trong ngày cưới của ông, dưới sự chỉ huy của tên cố vấn Mĩ, và cũng chính tên cố vấn Mĩ đó đã ra lệnh cho bắt nàng H' Bơ Lan - người vợ xinh đẹp trong ngày cưới của ông. Cái ngày mà ông và cả buôn làng Tơ Rưng không bao giờ muốn nhắc lại. Từ thất vọng trở thành lòng căm thù tột độ đến tội ác của bọn Mĩ  ngụy -quân cướp nước và quân bán nước.
Năm tháng cứ trôi đi, tóc ông đã dần điểm bạc, cái tên người con gái xinh đẹp và đầy thơ mộng H' Bơ Lan lũ làng đã dần quên đi. Và ngay cả cái tên buôn Tơ Rưng ngày xưa bây giwof cũng ít người còn  nhớ, mà họ cứ quen dần với cái tên buôn mới Cam Rưng.
Hàng chục năm trời trôi qua, ông cứ mải miết đi tìm nàng H' Bơ Lan xinh đẹp, nhưng bóng nàng cứ bặt vô âm tín. Giờ đây mái tóc ông đã bạc phơ như những bông lau bên dốc núi, và đôi mắt ông đã mờ đục nhăn nheo, tấm lưng của ông cứ còng mãi xuống dưới những nỗi niềm  đau khổ âm thầm. Một nỗi buồn luôn bao phủ, che kín cả tâm can ông. Một mình ông trong túp nều cỏ bên đường vào buôn Cam Rưng, bên dòng sông Krông Pak, ông ngóng đợi những chuyến đò ngang. Đã có biết bao những chuyến đò cập bến, biết bao nhiêu người khách lạ đặt chân lên bến sông, mà nàng H' Bơ Lan vẫn không trở lại. Chẳng ai biết nàng H' Bơ Lan ở đâu để người ta đi tìm giúp ông, cũng chẳng biết bà còn sống hay đã chết? Những đêm nhiều gió, nghe tiếng sóng vỗ bờ ì oàm, nhắc cho ông vẫn nhớ rằng ngoài kia dòng sông vẫn oặn mình cuộn chảy. Sóng nước vẫn chới với vỗ bờ bì bõm trong những đêm trăng sáng gió nồm nam mát rượi. Vậy mà người đàn ông côi cút ấy  vẫn chỉ lưu luyến với dương gian bởi một niềm day dứt cứ níu kéo ông ở lại bên bến sông này, với một mặc cảm tội lỗi mà thôi. Ngày ra đi ông đã thề rằng : bao giờ đất nước hết giặc Mĩ ông sẽ trở lại buôn này, thế mà cho đến tận bây giờ ông mới trở về , khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng đã được hơn ba mươi năm.
Gặp ai ông cũng hỏi về tin tức của nàng H' Bơ Lan. Đôi tai không còn nghe được rõ, nhưng ông bỗng minh mẫn lạ thường khi nghe bà con trong buôn nói chuyện tìm người đi lạc trước năm bảy nhăm. .. ông sung sướng đến tột độ khi nghe người ta hét vào tai ông- Bà H' Lan vẫn còn sống hiện đang định cư ở bên Mĩ, và đang trở về thăm quê.
Ngày ngày ông chống gậy tre run lẩy bẩy ra đầu buôn ngóng chờ, những giọt lệ chắt chiu và nóng hổi rơi xuống cánh tay khô gầy của ông. Bà H' Bơ Lan sẽ về, nhất định sẽ về, ông tin vào điều đó. Nhưng tiếc thay, không còn kịp nữa rồi, ông ra đi vào một đêm trăng sáng vằng vặc giữa tháng mười hai lạnh buốt, mang theo mình  một lời nguyền.
 ***
Bà H' Bơ Lan đã trở về buôn cũ, nhưng đã quá muộn mất rồi! Ông Y San đã ôm theo cả nỗi lòng day dứt, cả một niềm tuyệt vọng của ông chôn chặt nơi đáy mồ cỏ úa chưa kịp giãi bày cùng ai.

Bà H' Bơ Lan đứng đó - bên đồi đầy hoa lau trắng - để mặc cho dòng lệ trào  ra trên khuôn mặt đầy khắc khổ già nua, với bao bất hạnh đã đi qua.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét