Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Truyện ngắn- Thầy Lộc- của Mai Khoa Thâu


thầy Lộc- Truyện ngắn của Mai Khoa Thâu

Category: , Tag:
12/11/2012 07:21 pm
thầy Lộc- Truyện ngắn của Mai Khoa Thâu
13:30 20 thg 11 2012Công khai32 Lượt xem0


thầy Lộc -Truyện ngắn của Mai Khoa Thâu


                   H ơn ba mươi năm tôi mới có dịp trở về thăm trường cũ. Cũng bởi lăn lộn với cuộc mưu sinh, vả lại ít có điều kiện đi thăm thú nơi này nơi kia thành thử tôi ngại đi đây đi đó lắm. Không phải đến bây giờ tôi mới có ý định về thăm, mà là ý nghĩ về thăm trường cũ, thầy  xưa luôn hiện hữu trong tôi. Với lại bao nhiêu năm qua dù có ý định về thăm nhưng không thực hiện được , bởi việc học hành , bởi đồng lương quá eo hẹp của một cán bộ nhà nước như tôi. Chiều qua nhận được điện thoại của thằng bạn thân nói thầy Lộc ốm nặng lắm. Tôi liền tức tốc đón xe về quê thăm thầy. Cái cảm giác lần đầu được gặp thầy sau nhiều năm xa cách luôn cho tôi một cảm xúc mãnh liệt. Lúc đó thấy thầy đang nằm liệt giường, bệnh của người già như của bao nhiêu người già khác, lại cộng thêm bệnh ung thư gan, có điều đây là thầy giáo đã dạy tôi từ hồi năm lớp một. Do vậy, lòng tôi trào dâng  xúc cảm.
              Tôi nhớ mãi, ngày ấy khi bước vào lớp, thầy mặc cái quần pho màu mỡ gà, áo sơ mi màu xanh. Dáng người tầm thước, mặt chữ điền, để hàng ria sâu róm, đội cái mũ phớt màu đen. Dáng đi hiên ngang, đúng như tác phong của một anh bộ đội vừa ở chiến trường miền Nam trở về. Bọn trẻ con mới lên lớp một chúng tôi rất thích được nghe những câu chuyện thầy kể lúc đi chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, Hạ Lào, Khe Sanh...
Ngày ấy trường tôi học có cả mẫu giáo, cấp một và cấp hai. Học hết cấp một, lên cấp hai vào năm lớp tám thầy Lộc lại dạy môn văn lớp chúng tôi, hồi đó thời bao cấp, nên mọi thứ còn khan hiếm và thiếu thốn lắm, thầy cô ai nấy đều nghèo, có lẽ giáo viên là những người nghèo nhất trong xã hội lúc đó, nhưng mọi người ai ai cũng kính trọng và quí mến. Đặc biệt là thầy Lộc. Tôi còn nhớ như in hồi cuối năm học lớp chín, qua bàn tay dìu dắt của thầy 5 đứa học sinh giỏi văn chúng tôi đều đạt giải cao cấp huyện, với thành tích đó thầy đã được Uỷ ban nhân xã thưởng cho 50 kg lúa. Những ngày ôn , và thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh là những ngày đáng nhớ nhất, thầy thì đi chợ nấu cơm, còn trò thì miệt mài ôn luyện. Thầy Lộc chăm sóc chúng tôi rất chu đáo , như một người cha, có khi lại như một người mẹ. Nhưng khi nhận được kết quả của kì thi tỉnh năm đó, không hiểu thế nào mà cả 5 đứa chúng tôi đều không đạt giải.Không thể nào tả hết cái cảm giác buồn và thất vọng vây quanh chúng tôi. Khi ra đến bến xe tỉnh để đón xe đò về quê, thì thầy Lộc mở gói khoai lang luộc phát cho mỗi đứa một củ bảo ăn đi, ăn xong rồi quên hết mọi buồn phiền để bước tới những thử thách mới. Và quan trọng hơn cả là khi các em vấp ngã, các em phải biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình. Do vậy, lời nói ân cần và hình ảnh củ khoai lang luộc năm nào luôn là hành trang vững chắc cho chúng tôi bước vào đời.
Giờ trở về đây thấy thầy nằm trên giường bệnh, thân hình gầy còm, mặt tái nhợt nhạt, da vàng   và chịu đựng những cơm đau đang ngày đêm hành hạ. Thời gian thật vô tình trôi đi mà tàn phá sức khỏe của con người ghê gớm. Tôi ái ngại và xót xa nhìn thầy. Thầy nhìn tôi với cái nhìn trìu mến và toại nguyện. Thầy nói :
-Tôi đã có 78 năm tồn tại trên cõi đời này, thì đã có đến  gần 50 năm làm người đưa đò, đến giờ phút này tôi không có gì phải hối tiếc cả. Tôi mong các anh chị (thầy thường xưng tôi  , gọi học trò bằng anh chị) sống ở trên đời hãy làm người tử tế.
                Tôi may mắn là một trong những người khách trên hàng vạn chuyến đò của thầy Lộc. Tôi tiếc chỉ được học với thầy năm lớp một, lớp tám và năm lớp chín, lên lớp mười tôi phải bỏ học để đi đóng gạch thuê kiếm tiền phụ giúp gia đình. Một lần đang kéo xe cải tiến chở than đi trên đường, thì bắt gặp thầy, thầy hỏi tôi về chuyện học hành, tôi viện cớ lên cấp ba đi học xa nhà vả lại  không có xe đạp nên em bỏ học rồi. Thầy nhìn tôi với ánh mắt ái ngại, đứng một hôi lâu và buột miệng một câu...tiếc quá...rồi thầy lặng lẽ bước đi...nào ngờ, sáng hôm sau khi tôi đang lúi húi bê gạch chất vào lò thì thầy đến dắt theo một chiếc xe đạp cũ và một tập giấy kẻ ngang, thầy bảo:
- Em  còn trẻ, việc chính bây giờ là phải đi học. Việc đi học nó cũng mênh mông như biển vậy. Em phải khám phá nó. Cố lên em! Thầy luôn tin tưởng ở em! ... Rồi thầy chỉ tay về chiếc xe đạp: thầy nói: Đây là chiếc xe đạp tuy nó hơi cũ nhưng còn sử dụng được, thầy tặng em...Tôi ngẩng mặt lên nhìn thầy...mà ứa nghẹn trong cổ họng...thầy ơi! Em...xin nghe lời thầy!

    Ngày ấy nhà giáo là nghèo nhất, nhưng được cả xã hội kính trọng. Tôi có cảm nhận, hình như các thầy giáo tốt đều nghèo và để lại trong lòng học trò những kỉ niệm khó quên.
Vài ngày về đây được chăm sóc thầy , tôi lại nhớ và thương cho những ngày xưa vất vả của cuộc đời thầy. Thầy không lập gia đình, nhưng thầy sống rất lạc quan, và hầu như những đồng tiền lương ít ỏi của mình thầy đều san sẻ cho những học trò nghèo của mình. Ngày ấy, kinh tế còn khó khăn lắm, ngoài  buổi lên lớp thầy còn phải nuôi heo, trồng đậu, trồng ngô để cải thiện đời sống. Tôi còn nhớ mãi cái hình ảnh thân thương vào mỗi buổi sáng mùa đông, thầy co người còng mình đạp xe chở dây khoai lang ra chợ bán. Tính thầy hiền lại chăm chỉ lao động, thầy dạy rất nhiệt tình, lại hay thương người, nhất là những đứa học trò nghèo như chúng tôi.

Ngôi nhà thầy đang ở vẫn như xưa, vẫn là ngôi nhà lợp bằng rạ, ba gian, tường được trát bằng bùn quyện với rơm, bên trong tường được đan những ô vuông bằng tre. Qua bao nhiêu năm tháng mà ngôi nhà vẫn vững trãi, ấm áp lạ thường. Thật tình mà nói những người học trò chúng tôi năm xưa khi về thăm thầy cũng có ý định xây cho thầy một ngôi nhà khang trang, nhưng đều bị thầy từ chối. Thầy bảo, thầy đã quen với ngôi nhà này rồi, giờ ở nhà xây thấy nó lành lạnh làm xao ấy. Thầy chỉ mong các em hãy sống làm người tử tế, thế là đã cho thầy hạnh phúc rồi. Lũ học trò chúng tôi giờ chở về đây tề tựu bên thầy, xuýt xoa chảy cả nước mắt, nhìn nhau tóc đã điểm sợi bạc. Gặp nhau đông đủ như thế này thầy bảo, thầy hãnh diện lắm, trong cuộc đời làm thầy hạnh phúc nhất là được nhìn thấy học trò mình trưởng thành. Chúng tôi ai cũng nghĩ phải làm cái gì đó cho thầy. Tôi bước lại  bên giường cầm chặt bàn tay nhăn nheo của thầy mà lòng nghẹn lại...thầy ơi!...cái thằng học trò nghèo đóng gạch, chở than thuê ngày nào, giờ đã trở thành một nhà khoa học, làm việc tại một viện nghiên cứu lớn nhất khu vực Đông Nam Á, và có điều trùng hợp là nó lại nghiên cứu về biển, khám phá về biển như lời thầy dạy năm nào đây,...thầy ơi!
Tiếng nấc nghẹn ngào của lũ học trò đầu bạc chúng tôi, khiếm đám trẻ con hàng xóm nhà thầy, chúng nó cứ trố mắt ngạc nhiên. Hôm ấy, thầy cho chúng tôi xem lại ảnh lớp chụp ngày xưa, nước ảnh đen trắng đã ố vàng, nhiều chỗ đã loang lổ, nhàu góc. Vậy mà, thầy vẫn đưa đôi bàn tay run run lên chỉ đúng tên từng đứa một. Tôi hỏi thời gian đi dạy của thầy có hàng ngàn , hàng vạn học trò làm sao thầy nhớ hết được. Thầy bảo thầy chỉ nhớ những đứa học trò cũ, càng cũ càng nhớ.  Thời đó, cuộc sống thiếu thốn miếng ăn, nhưng lại ham học, ham làm và sống rất có tình. Còn học trò bây giờ chúng được nuông chiều đầy đủ về vật chất, nhưng lại lười học và không coi trọng cái tình. Nói như thế không có nghĩa là học trò bây giờ hư cả đâu, mà thầy muốn nói về cơ chế giáo dục của ta bây giờ có nhiều vấn đề bất cập quá, đặc biệt là giáo dục đạo đức và giáo dục truyền thống yêu nước một thời gian dài đã xem nhẹ, mải mê với sự hội  nhập , mải mê với đổi mới để phát triển kinh tế, mà chưa tính trước được hệ lụy của nó.
Bây giờ nhiều người trong số chúng tôi cũng có người làm ông nọ bà kia, cũng có người có học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư, nhưng cứ mỗi lần trở về bên thầy chúng tôi đều thấy mình bé dại, và đều nhận được sự bảo ban ân cần của thầy.
Cuộc sống bây giờ quá xô bồ, xô bồ và bon chen khiến cho con người ta trở nên ích kỉ và hẹp hòi, hẹp hòi ngay cả trong suy nghĩ hàng ngày. Khiến cho đầu óc con người ta quẩn quanh với những suy nghĩ là làm sao kiếm được nhiều tiền, bất chấp mọi thủ đoạn. Mà nghề làm thầy là phải nghiêm, mà muốn nghiêm được phải có suy nghĩ đúng, phải trong sáng, phải quang minh chính đại, khổ vẫn không vụ lợi, khó đấy! Thế mà thầy Lộc của tôi đã làm được.

Đang miên man trong suy nghĩ về cuộc đời của thầy, tôi bỗng giật mình khi nghe đứa bạn giục: thôi...bốc cho thầy nắm cát để người ta còn lấp huyệt...Tôi bần thần cầm nắm cát lên khẽ đặt xuống nấm mồ cho thầy. Tôi gọi...thầy ơi! B..ố...ơi! Cái nghĩa tình thầy dành cho tôi, tôi không bao giờ trả nổi.

Tại sao cứ phải đến lúc người thân yêu của mình mất đi ta mới cảm nhận được nỗi đau, nỗi hẫng hụt của bản thân mình. Tại sao con người ta không đối xử tốt với nhau khi con người ta còn sống.?







(còn nữa) 

NAILACRUNG at 01/13/2013 04:36 pm comment 
Thầy ơi ! Làm phiền thầy quá ! N tìm được rồi . Tại N nhầm ( nghị định số 42 chứ không phải 43) Số tiền thưởng cùng ngành giống nhau . Chúc thầy cuối tuần vui vẻ !
NAILACRUNG at 01/12/2013 11:58 pm comment 
Ồ, N vô ý quá, thông cảm nhé ! N đang có tí việc: Có cô bạn hỏi về tiền thưởng của kỷ niệm chương vì sự nghiệm giáo dục ( Anh trai cô dạy cấp 3, chị dâu cô dạy tiểu học cùng huyện. Kỷ niệm chương của 2 anh chị cùng được bộ trưởng kí ngày 3-4 -2012 . Nhưng a được tặng vào ngày 20-11 kèm theo 630000đồng, còn chị mới đưa đây và bảo có 200000đồng thôi . Cô bạn nhờ N , N nhớ NGHỊ ĐỊNH SỐ 42 /2010/ND-CP NGÀY 15-4-2010 CỦA CHÍNH PHỦ nói rõ điiều này và số tiền phải bằng nhau chứ thầy nhỉ? nhưng sao N vào GHI ĐỊNH không được mà chị đó cần gấp thông tin nếu sai thì ngày 13 tới chị không nhận tiền 200000, đề nghị xem lại. Thầy có biết làm phiền thầy giúp N với. Cảm ơn thầy trước nhé!
NAILACRUNG at 01/03/2013 08:42 am comment 
Thầy không xây nhà mới sao ? N không biết có thời gian để xây nhà mới không nữa! Chúc Thầy và gia đình năm mới sức khỏe ! Năm mới thắng lợi mới và nhiều niềm vui!
Mai khoa Thâu at 01/07/2013 09:00 pm reply 
N ko để ý đấy thôi, MKT đã xây nhà mới rồi, bây giờ 2 nhà cùng tồn tại đấy mà. Cám ơn N nhá.
HỒNG CHIẾN at 12/28/2012 04:54 am comment
Được nghỉ dài ngày có đi chơi đâu không?
Mai khoa Thâu at 12/31/2012 02:27 pm reply
cám ơn anh, e ko đi đâu cả.
hongbach at 12/19/2012 02:13 pm comment 
HB mới xây nhà, HB sang mời bạn ghé nhà HB mừng Tân Gia cùng HB bạn nhé! Rất mong được đón tiếp bạn. http://hongbach72.blogspot.com
hongbach at 12/15/2012 04:39 pm comment 
Thăm bạn chiều thứ bảy, đọc Entryr của bạn thật hay và thật xúc động. Đời của những người "Đưa đò" chỉ có một mong muốn đơn giản là những "khách" cập được bến bờ ước mơ đó là điều hạnh phúc nhất đấy bạn ạ. Xin thành kính dâng lên người thầy của bạn nén tâm linh cầu mong cho thầy nơi thế giới vĩnh hằng luôn mỉm cười khi những người trò giờ đây đã thành đạt mong thầy hãy an lòng... Chúc bạn chiều thật bình an và hạnh phúc. HB cũng là người đưa đò đấy bạn ạ.hì... Rất mong sau khi Yahoo đóng vẫn thường xuyên gặp bạn.
Mai khoa Thâu at 01/01/2013 09:11 pm reply 
cam ơn HB . chúc bạn mãi là người đưa đò thầm lặng. dẫu cho dù nghề giáo ko cho ta nhiều tiền bạc, nhưng nó cho niềm tự hào, được xã hội tôn vinh, mà những người nhiều tiền có mơ ước cũng ko được. Tuy mình ko trực tiếp đứng lớp giảng dạy, nhưng mình cũng được gọi là gv đó, vì mình cũng hướng dẫn hướng mấy cô cậu sv đến thực tập và làm luận án.
Mai khoa Thâu at 12/15/2012 12:39 pm comment 
DÙ ĐÓNG CỬA YA HOO NHƯNG MÌNH VẪN LIÊN LẠC CHỨ? SĐT CỦA MAI KHOA THAU : 0982522557
NAILACRUNG at 12/14/2012 11:48 pm comment
Xin được dâng lên người thầy của bạn , của thế hệ , của đất nước một nén tâm linh ! Chúc mừng bạn đã may mắn được Người lái đò đáng kính đưa sang sông !
Mai khoa Thâu at 01/01/2013 09:18 pm reply
cám ơn bạn, mình rất tự hào có những người thầy như thế, chúc bạn một năm mới nhiều điều tốt đẹp, dù yahoo đóng cửa nhưng mình mình vẫn liên lạc nhé!
Nghia Linh at 12/14/2012 08:15 pm comment 
Mây ngày nay, NL lo "dỡ" một số bài ở phần NHÁP để chuẩn bị cho việc YH BLOg đóng cửa, gặp lại bài này, rinh sang tặng bạn và để nhắc nhở chủ chi, chủ trì cafe đấy.[img]4[/img]. Số đt của mình: 0917985698. hôm ấy chúng mình mời thêm Hồng Chiến nhé. -------------------------------------- Mai khoa Thâu 06:13 5 thg 8 2010 Mình tin chắc NL là gv văn phải ko? và học ở ĐHSP Huế thì phải? và ở ĐĂK LĂK PHẢI KO? Nếu đúng như vậy thì mình là đồng môn đấy! Mình học ở ĐHSP Huế, khoa Ngữ văn khóa B28 đấy. Và hiện đang dạy học ở Krông Păk, ĐL. Sđt của mình là 0982 522 557. Mình thấy NL rất yêu thơ văn thì phải, và theo nhận xét của mình thì bạn có khả năng về văn chương đấy! Hãy cố gắng theo đuổi cái nhiệp văn chương bạn nhé! Tuy nó không cho ta nhiều tiền bạc, nhưng chí ít nó cũng là nơi cứu dỗi tâm hồn cho mỗi người. Nếu bạn ở BMT thì tin chắc sẽ có một ngày nào đó đẹp trời mình sẽ bạn đi uống caphe. Mình sẽ chon Biệt Điện bạn có đồng ý ko?. Trả lời nhận xét này Nghia Linh 10:17 5 thg 8 2010 OK! Mình sẵn sàng...
Nghia Linh at 12/28/2012 02:24 pm reply 
Mình có trang bên blogviet. Bạn khi nào rảnh, ghé qua nhé. bên ấy nhiều nhà văn tham gia hơn bên YH bạn ạ. Vào blogviet.net, gõ nguoitrungdu là ra trang mình( câu statut: là một người giản dị ...ấy.) Chúc bạn cuối tuần vui vẻ!
Mai khoa Thâu at 12/15/2012 12:50 pm reply 
mình đã ghi sđt của NL khi nào rảnh thì capee nhé

2 nhận xét:

  1. Lâu lắm rồi không tìm được nhà bạn. Nay HB vào trang này không biết bạn có còn nhớ tới HB không. Hôm qua HB nhận được 1 nhận xét của bạn về bài Sự tích hoa Dã quỳ của HB. HB cũng là người ở TN mà bạn. Không biết khi nào những người bạn ở TN mình có dịp hạnh ngộ cùng nhau bạn nhỉ??? HB chúc bạn luôn vui vẻ và thành công trong cuộc sống!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn HB nhé. HB Cho mình sđt đi, nếu có dịp mình sẽ gặp nhau nhé.

      Xóa