BẢN THẢO TRUYỆN NGẮN
Về núi
Truyện ngắn của Mai Khoa Thâu
- Cuộc đời này quả thật còn quá nhiều bất công, bất công ngay
cả trong những suy nghĩ đang hiện hữu hàng ngày.
- Hạnh phúc của người này đôi khi lại là sự trả giá về đau khổ của kẻ khác.
Thế nên hãy cứ sống cho chọn vẹn nghĩa tình hôm nay, và cứ vui theo kiếp du ca…Hắn
vừa đi vừa ngêu ngao những câu hát đứt đoạn chẳng ăn phập vào nhau…
Qúa lâu rồi tôi không gặp hắn, chưa
kịp hỏi han gì hắn đã xổ ra một lô xích xông những bài học về cuộc đời. Tôi
nghe mà thấy ngán, nhưng vì nể bạn thôi thì ậm ừ qua chuyện. Nhưng mà cứ thấy
là lạ. Không lạ sao được khi tôi nhận ra hắn-thằng bạn thân hồi đại học
ấy, càng ngày càng thấy khó hiểu.
Ngày xưa hắn hoạt bát nhanh nhẹn lắm
cơ mà, sao bây giờ thấy chậm chạm ngây ngô lạ thường.
Lẽ ra , khi con người ta học nhiều,
biết nhiều, đi nhiều, hiểu nhiều, tuổi nhiều, từng trải thì những suy nghĩ sẽ
chính chắn hơn. Nhưng hóa ra những điều đó không theo một quy luật nào cả. Nó
không đơn thuần như những suy nghĩ đơn giản trong cuộc sống hiện tại.
- Lẽ dĩ nhiên, theo quy luật của cuộc sống, khi con người ta thiếu thứ gì
đó ta sẽ theo đuổi để đạt được mục đích đó. Chẳng hạn khi ta thiếu tiền thì ta
sẽ cố gắng làm ra tiền, khi ta thiếu tình ta sẽ đi tìm tình. Lẽ dĩ nhiên là như
thế, sao phải làm cho cuộc sống này phức tạp và đảo tung lên thế.
Tôi đã nói về cuộc sống hiện tại của
hắn khiến cho không biết người phải mơ ước, trong đó có cả tôi. Vậy mà…
-Này nhé, hắn có vợ và có con, có nhà
cửa khang trang, có tiện nghi và phương tiện hiện đại, có địa vị trong xã hội.
Vậy mà hắn bỗng dưng bỏ tất cả sau
lưng, để lên núi Tam Đảo này làm cái nghề bán nước chè dạo cho du
khách tham quan, đặc biệt là cho các văn nghệ sĩ họ lên đây để sáng tác.
Làm cái nghề bán nước chè dạo ở trên núi Tam Đảo này công việc thật vất vả và
lắm công phu, mà tiền công lại chẳng được là bao. Vậy mà hắn vẫn cứ thích thú
làm, làm một cách say mê. Thật không thể nào lý giải nổi.
Thoạt đầu tôi cứ nghĩ việc nấu nước
chè xanh là một công việc đơn giản. Nhưng thực tế không phải vậy. Mà là cả một
quá trình công phu và mang tính nghệ thuật cao. Chè phải được hái trên đỉnh núi
Rùng Rình trên độ cao 1200 m, mà lại phải hái toàn đọt và lá non. Nước nấu chè
phải được lấy từ nước suối thác Bạc thì mới có một ấm chè ngon, mà hương vị thì
không thể nào nhầm lẫn được vào với bất kỳ hương vị chè ở nơi nào khác. Nó vừa
thơm, vừa chát lại vừa ngọt. Uống vào miệng rồi nhưng vẫn còn để lại dư vị ngọt
ngào tê tê nơi cổ họng.
Công việc vất vả và tỉ mỉ là thế, vậy
mà tại sao hắn lại thích thú nhỉ?
Còn cái cảnh khi tờ mờ sáng lúc còn
hơi sương hắn lê từng bước mệt mỏi đi lên núi hái chè, với cái cảnh trời
nắng chang chang tay cầm ấm nước chè xanh đi bán dạo quanh cái thị trấn Tam Đảo
này làm tôi thấy ái ngại cho hắn.
Thế mà có người còn nghi ngờ: Hay là
hắn bị điên?. Điều này thì không thể, vì khi nhìn hắn nói chuyện với các văn
nghệ sĩ vẻ mặt hắn sáng hẳn lên, tinh anh lắm cơ mà. Lời nói lại lưu loát, dứt
khoát, khúc triết, trí thức lắm. Vả lại khi tính tiền hắn không bao giờ tính
sai của ai một đồng. Đặc biệt hắn không bao giờ nhận tiền thừa mà khách mua
nước chè cho thêm hắn.
Cũng có người độc miệng cho rằng hắn
làm nhiều chuyện gian dối, phi pháp, ăn tiền của người ta nhiều quá, nên bây
giờ trời hành bắt phải đi tu khổ hạnh.
Chứ ai đời lại thấy thịt cá là sợ, là
nôn thốc nôn tháo mật xanh mật vàng, mà chỉ ăn toàn rau luộc chấm với nước
tương. Với lại chỉ ăn rau ở ngọn núi Tam Đảo này, chứ ăn rau mua ở nới khác thì
cái bụng của hắn không ổn.
Bất cứ đồ ăn thức uống nào bày bán nơi
phố thị cũng làm cho dịch vị trong dạ dày hắn cồn cào buồn nôn.
Do vậy, hắn bỗng dưng sợ mọi thứ, chán ngắt mọi thứ thuộc về
thế giới văn minh. Không điện thoại di động, không ô tô, không máy tính, không
ti vi, không báo chí, không cà phê, không thuốc lá, không rượu chè cờ bạc
gái gú. Nói chung là không thích một thứ gì thuộc về thế giới hiện tại này, mà
hắn chỉ thích những thứ thuộc về thế giới xưa cũ, tự nhiên. Có lẽ hắn thuộc
tuýp người hoài cổ chăng?
Ngôi nhà hắn ở dưới chân núi dựng lên
bởi những cây tre đực, được buộc lại bằng những sợi dây mây. Cái mái nhà được
lợp bằng lá cọ. Ở như thế vừa mát mà lại gần gũi với thiên nhiên. Rau quả
hái trong vườn nhà, vịt gà lon ton chạy bộ trong vườn. Vài chum nước mưa được
bao bọc miệng cẩn thận bởi tấm giấy bóng, khi nào khát lấy cái gáo dừa
múc một gáo đảm bảo là mát trời ông địa luôn. Nước mưa là tinh túy của trời đất
do vậy không cần đun sôi, đó cũng là một thú vui mà không mấy ai dễ dàng có.
Cái thú vui dân dã mà lại trở thành mốt thời thượng của giới đại gia bây giờ,
họ thường thích thú khi lên núi trong những ngày nghỉ cuối tuần để tận
hưởng bầu không khí trong lành, ăn những đồ ăn sạch không bị ngộ độ
bởi thuốc kích thích . Còn đối với hắn thì không thể chờ đợi lâu được đến một
tuần. Do vậy, hắn đã thoát ly hẳn cái thế giới nhà giàu mà về đây, bên chân núi
này sinh sống.
Hắn thực không biết là mình muốn cái
gì nữa?
Liệu lên núi sống, bỏ lại sau lưng
cuộc sống xô bồ nơi phố thị kia có phải là một giải pháp để chữa bệnh tâm linh,
để chữa bệnh hoang tưởng, hay là một sự giải thoát?
Nghĩ đi rồi nghĩ lại, nghĩ nát cả đầu
óc mà tôi vẫn chưa tìm cho mình được một câu trả lời thỏa đáng. Không biết hắn
đang nghĩ gì nữa?
Từ lâu, tôi vẫn biết rằng hắn là một
người thành đạt. Có cuộc sống vương giả. Nhưng không hiểu tại sao từ ngày ra
trường đến bây giờ, lớp tôi đã tổ chức hơn hai mươi lần họp mặt tại khu du lịch
trên núi Tam Đảo này mà chưa thấy hắn tham gia một lần nào cả.
Hồi còn sinh viên, hắn toàn yêu con
gái đẹp. Những nàng hoa khôi không riêng gì khoa Ngữ văn mà còn rất nhiều các
khoa khác cũng mê hắn, thế mới lạ. Các nàng nhìn hắn như mèo nhìn chuột.
Hắn đẹp trai, học giỏi lại con nhà
giàu. Mà theo hắn đàn bà như thế thường tẻ nhạt. Đúng là trời không cho ai tất
cả, người không có nhan sắc thì thường không giỏi, mà người giỏi thì lại thường
không đẹp.
Cái gì đến với mình dễ dàng quá thì nó
cũng thường dễ dàng mất đi. Chẳng có người đàn ông nào lại ngồi thừ ra đấy để
đợi người đàn bà đến với mình. Mà đã là đàn ông là phải đi chinh phục, chính
cái sự chinh phục cho dù có khó khăn mệt nhọc đến mấy thì thành quả của nó đem
lại sẽ ngọt ngào tương ứng.
Hắn luôn tự hào với những lần đi chinh
phạt của mình. Hắn hả hê trong men say chiến thắng. Tình nhân của hắn nhiều vô
kể, toàn là những người đẹp có tri thức, có địa vị hẳn hoi. Nhưng hắn chẳng gắn
bó với ai, tha thiết với ai được dài lâu. Riêng chỉ có một người con gái tuy
không đẹp đẽ gì cho lắm, thế nhưng bằng trí tuệ của nàng đã đánh bại sự kiêu
hãnh trong hắn. Từ một kẻ luôn hưởng ân huệ chiến thắng, bỗng dưng có kẻ phớt
lờ hắn, coi thường hắn, khiến cho trái tim kiêu hãnh của hắn bị khuất phục.
Gạn hỏi mãi hắn mới nói, hắn là một
thằng đàn ông hạnh phúc nhất trên cõi đời này ư? Khi có cô vợ tự hào rằng mình
được bạn trai tốt bụng chở đi du lịch, đi họp lớp,...
Nên thành thử bây giờ, hắn chán ngắt
mọi thứ. Hắn sợ cả cái phố chợ ồn ào ngoài kia có quá nhiều kẻ tốt. Kẻ giúp
người trá hình đeo mặt lạ người tốt. Kẻ rao bán lương tâm. Kẻ lên mặt dạy người
về tình thương nhưng trong lòng lại toàn những toan tính, những mưu mô hại
người. Thử hỏi ở môi trường như thế có còn chỗ cho hắn trú ngụ nữa hay không?
Liệu lên núi làm nghề bán nước chè dạo
có phải là một sự giải thoát?
Hay là sự trở lại từ nơi bắt đầu?
Hắn không thể nào trả lời được. Chính
vì thế hắn đã ngu ngốc quay cuồng theo những suy nghĩ mụ mị đang ngày đêm hành
hạ trong đầu. Và điều đó đã làm cho hắn mất ăn, mất ngủ, gầy gò, xơ xác, tiều
tụy.
Ngày lại ngày trôi qua hắn sống lắt
lay với cái nghề bán nước chè dạo ở trên ngọn núi Tao Đảo này. Công việc lập đi
lập lại một cách tẻ nhạt.
Hắn không tìm được sự bình yên trong
tâm hồn, cho dù đã cố gắng hết sức để thoát ra cái cuộc sống thực tại.
Thỉnh thoảng trong lúc ngồi
thiền hắn vẫn nhìn thấy những linh hồn đói khát, những kẻ gian ác nhe
nanh hại người, hiện rõ mồm một ra ngay trước mắt.
Nhưng cũng có lúc hắn lại thấy mình là
một con ngựa trắng lang thang hoài những ngày tháng cô đơn trong tận rừng
xanh, không có gì ngoài cây rừng và mây
núi.
Một sự cô đơn ghê gớm đang gặm nhấm
trong tâm can hắn..
Trong những giấc mơ hắn đã nhìn rõ
mình, nhìn rõ những linh hồn đói khát đi lang thang mà hắn lại không hề có cảm
giác nghi ngờ gì, thế mới lạ. Hay là hắn đang bị ảo giác?
Hắn hoàn toàn biết rõ mình là một kẻ
gian manh, nhưng thẳm sâu trong tâm hồn vẫn ánh lên những tia sáng lương thiện.
Không lương thiện sao được khi hắn làm cái nghề bán nước chè này mục đích là
được trở về núi. Được sống với cỏ cây hoa lá Tam Đảo, được lân la hầu chuyện
với mấy tay nghệ sĩ, có như thế tâm hồn hắn mới được thanh thản, nhẹ nhõm phần
nào.
Hắn phục mấy tay nghệ sĩ vì họ nghèo,
nghèo nhưng họ sống luôn lạc quan, luôn suy nghĩ và giải quyết mọi sự việc theo
chiều hướng tích cực. Tâm hồn họ thật trong sáng, lành lặn. Ăn toàn ngọn rau su
su luộc mà cho ra những tác phẩm để đời. Nhưng quan trọng hơn hắn học được
ở họ là tình người, họ không chỉ sống cho bản thân mình mà sống cho
mọi người. Sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư của mình cho hạnh phúc của nhân
loại. Chính những suy nghĩ đó đã làm cho hắn cảm thấy việc làm của mình còn có
ích cho đời, khiến cho đầu óc hắn nhẹ hơn, thanh thản hơn, không còn
những cơn ác mộng đeo đuổi hắn.
Ngày nối ngày hắn lại bước chân lên
núi đi làm công việc của mình, từ lúc bình minh rạng rỡ đến khi những giọt nắng
cuối ngày đã trốn sau phía rừng cây. Đên nay hắn khe khẽ hát một mình
khi nhìn lên bầu trời những ánh trăng lung linh treo trên ngọn cây, lòng
hắn lại bâng khuâng đến lạ…biết đâu có một ngày người đời lại nhắc đến tên hắn…
Nhà sáng tác Tam Đảo ngày 19.8.2015
Mai Khoa Thâu
6. Hương
truyện ngắn của Mai Khoa Thâu
Hương ngồi lặng im như hóa đá. Mắt đăm đắm nhìn ra phía khu rừng xa tít tắp, lòng xốn xang tự hỏi: Anh đang ở đâu, giữa bạt ngàn rừng cây kia? Anh có nhớ đến cô không? Anh đang làm gì? Anh có biết giờ này có một người con gái đang ngồi một mình trên đồi vắng, lòng đầy ân hận và đang cầu xin anh tha thứ không? Trong nỗi chờ mong khắc khoải, cô ước ao có một phép mầu nhiệm nào đó đưa anh trở về với cô. Thật đau đớn làm sao khi mọi cố gắng của cô giờ đây đều trở lên vô nghĩa. Cô thật dại khờ, ngốc nghếch...
Hương gục đầu trên bàn, đôi vai thon gầy rung lên. Nước mắt đầm đìa rơi trên tờ giấy. Cô muốn viết , viết thật nhiều, viết suốt đêm tất cả vui buồn khao khát yêu đương đè nén, chất chứa trong lòng cô từ trước đến nay. Trong những giây phút ngắn ngủi gặp anh cô đành câm lặng, hay nói đúng hơn cô chưa thể thốt ra được...
Anh có đôi mắt thật
hiền, cái dáng thư sinh được mặc vào một bồ đồ công nhân trông ngớ ngẩn làm sao
ấy!
Chuyện đó sảy ra đã lâu
rồi... Ngọn gió chợt thổi qua, ngọn đèn phụt tắt. Hương vẫn ngồi im như hóa đá.
Kỉ niệm thuở nào ùa về bồng bềnh, bồng bềnh như ngọn gió...
Lần ấy Hương cùng mẹ về
Nha Trang thăm người thân đang ốm nặng, đang đi qua địa phận Dak Nông thì xe
khách bị hỏng máy, đành nghỉ ở dọc đường, vậy mà số phận đã mỉm cười...trên
chiếc xe U oát chỉ có ba người, hai mẹ con Hương thì khỏi phải nói, riêng người
lái xe vẫn im lặng thỉnh thoảng lại thở dài như có tâm sự. Anh đốt thuốc liên
tục, xe vượt qua địa phận Dak Lak - Mẹ Hương hỏi người lái tên gì?
- Dạ thưa bác cháu tên
Thắng lái xe cho quân đoàn 3 ạ!
Hương thắc mắt liền hỏi
lại: -ủa anh là bộ đội sao mặc đồ công nhân?
- Thưa cô, tôi là công
nhân quốc phòng ạ!
Tiếng trả lời trịnh
trọng của người lái xe hòa vào tiếng sóng ầm ì của thành phố biển Nha Trang .
Xe dừng lại một quán ăn bình dân ở cuối đường Trần Phú. Thắng đi sách nước đổ
vào mui xe, hai mẹ con Hương lấy khăn ra lau mồ hôi, đột nhiên có một tên cướp,
giật cái túi sách của Hương, cũng vừa lúc bạn anh ra khỏi quán thấy thế anh
liền đuổi theo tóm cổ được tên cướp, tiếng lạt lộ của anh bộ đội như lời
cảnh cáo tên cướp. Lập tức có hai tên đồng bọn nhảy sổ vào anh, hai tên cầm dao
chúng đâm anh túi bụi, một tay anh gạt ra tay kia giơ nắm đấm như tia chớt vào
mặt chúng , anh xoay người vút một cái không may tên thứ hai đã kịp né tránh,
anh lộn hai vòng nằm bất động, từ miệng anh một vệt máu đỏ chảy ra. Hương hét
lên bước ra khỏi quán và chạy về phía anh bộ đội. Cái thằng từ nãy đến giờ vẫn
khoanh tay đứng ngoài liền chạy theo túm lấy tóc Hương giật mạnh-cô té
xuống cạnh anh, cũng cái thằng có râu mép ấy cúi xuống đưa bàn tay hộ pháp nâng
cằm Hương lên. Hương bỗng nghe "hự ...ư" một cái và tên râu mép văng
ra xa hai mét nằm xõng xoài, hai thằng cầm dao liền xộc tới cô thấy Thắng xoay
mình vút một cái -tên thứ hai té ngửa, nhưng đồng thời một bên tay áoThắng cũng
rách toạc và đẫm máu. Liền lúc đó còi hụ vang lên các anh công an bắt gọn bọn
chúng . Cô thấy mặt Thắng tái nhợt Hương cùng hai anh cảnh sát dìu anh ra xe
đến bệnh viện. Bà mẹ Hương đứng chết lặng-qụy hai chân bên đường miệng lắp bắt
- hai tay gầy guộc chắp trước ngực.
Hương lấy vội chiếc khăn
mùi soa của mình lau máu và rít chặt vết thương cho Thắng. Bốn bề im lặng nhìn
mấy anh công an dẫn bọn cướp về Phường.
Thế là những ngày tiếp
sau đó Hương và mẹ ở lại thành phố Nha Trang chăm sóc cho Thắng, hai mươi ngày
sau Thắng phục hồi sức khỏe mau chóng. Tuy nhiên anh cũng cần phải điều trị một
thời gian nữa theo yêu cầu của bác sĩ.
***
Hôm mẹ con Hương đón xe
về Bình Dương . Thắng đưa ra tận bến xe. Hương ngậm ngùi bước lên xe khách
...cô ngoảnh đầu lại nói với Thắng : gọi điện luôn cho em nhé.
- Nhất định! Nhất định
Hương ạ!
Một sức mạnh vô hình làm
Thắng choáng váng, anh bỗng ôm ghì lấy Hương !
Hương gục đầu vào vai
anh, nước mắt giàn giụa...
Khi nào bình phục sức
khỏe , anh sẽ lên thăm em.
-Hương ngước đôi mắt
tròn đẹp mong ước nhìn anh, miệng thì thầm.
- Em sẽ đợi ! Em chờ
anh!
***
Bằng linh cảm của một
người con gái, cô biết anh đã yêu cô. Anh nhiệt tình, chu đáo, và cư xử rất
biết điều. Cô đọc được trong ánh mắt anh lời yêu thương nồng nàn, mãnh liệt.
Bên anh cô cảm nhận rất rõ nhịp đập trái tim mình. Có lần anh nói với cô:
anh mê ngắn loài hoa cúc quỳ dại, bởi vì nó vừa bình dị lại vừa kiên cường, luôn
hướng về phía mặt trời, và cái màu hoa vàng ấy vừa dịu dàng vừa kiêu hãnh
như cô vậy. Xa anh, cô bắt đầu thấy nhớ. Nhưng vốn tính hiếu thắng, lại thích
thử xem anh yêu cô đến mức độ nào, nên cô hay giở trò để thử thách tình yêu,
sức chịu đựng, lòng kiên nhẫn của anh. Nhiều lần đi chơi anh định nói lời tỏ
tình , thì cô cố tình đánh trống lảng, hay trêu chọc anh câu gì đó, để rồi sau
mỗi buổi đi chơi về, câu trả lời vẫn luôn bỏ ngỏ...
Mỗi lúc xa anh, nhận
được điện thoại hay tin nhắn của anh là cô trả lời ngay. Những dòng tin nhắn
tràn ngập nỗi nhớ. Nhưng khi gặp anh, cô làm như cô và anh chưa nói gì với
nhau. Có lần anh hẹn cô đi chơi, nhưng cô giả vờ quên rồi vô tư đi với đám bạn,
không để ý gì đến nỗi nhớ, nỗi khổ sở và sự bối rối của anh. Thậm chí nhiều
lúc nửa đùa, nửa thật, cô còn giới thiệu bạn trai của cô bạn thân là người yêu
của cô để thử xem anh có phản ứng gì không? Nhiều lần như thế , anh chỉ im lặng
không nói gì.
Thế rồi bẵng đi một thời
gian, cô không nhận được điện thoại hay một dòng tin nhắn của anh. Vốn đã quen
với sự quan tâm, gần gũi, những cuộc điện thoại, những dòng tin nhắn hằng ngày
của anh, cô thấy lòng mình trống vắng làm sao. Nhiều lần cô định điện thoại,
nhắn tin cho anh. Nhưng cô lại tự nhủ: Khoan hãy vội. Chắc là sẽ đến ngay ấy mà.
Rồi một ngày, hai ngày, mười ngày trôi qua, anh vẫn im lặng. Cô thấy trong lòng
đầy lo lắng, bất an. Hay nói chính xác hơn là cảm giác thiếu vắng và nhớ nhung
anh đến lạ kì.
Không kiềm chế được nữa,
cô gọi điện cho anh, điện thoại ngoài vùng phủ sóng. Cô chạy đến tận đơn vị của
anh ở Nha Trang, thì biết tin anh đã xung phong ra đảo Trường Sa lớn.
Một tháng sau khi đang
lang thang trên đường, cô nhận được dòng tin nhắn ngắn ngủn: Anh vẫn mãi là một
thằng ngốc phải không em? Cô sững sờ chết lặng. Lần đầu tiên trong đời cô hiểu
thế nào là mất mát, nỗi trống trải, cô đơn,. Cô đang trả giá cho sự hiếu
thắng, thích làm tổn thương người khác, nhất là những người mình yêu thương
nhất. Cô đã đùa giỡn với tình yêu của anh, lừa dối với chính bản thân mình.
Để rồi... Hương mệt mỏi đứng dậy đi ra ngoài. Trăng cuối tháng vàng ối một khoảng trời phía tây.
Mẹ Hương hình như cũng
không ngủ? Bà hiểu nỗi niềm của con gái.
- Tội nghiệp! Bà khẽ nói
một mình và tìm công tắc bật điện. Khi Hương trở vào, bà nhỏ nhẹ: khuya
rồi con ạ, ngủ đi lấy sức mai còn đi dạy, mấy hôm nay mẹ thấy con thường ít
ngủ. Hương không nói gì cứ nhìn ra khoảng đồi bao la trước mặt nhà mà suy
nghĩ mông lung...
- Thôi! Thì cũng vì công
việc, chứ nó có quên mẹ con mình đâu?
Hương im lặng không trả
lời mẹ.
- Mà hình như mày viết
thư cho nó phải không?
- Cũng nên thế con ạ!
Bởi nó đi công tác tận đảo xa thiếu thốn tình cảm lắm.
Hương lại đi ra sân. Bầu
trời trắng bợt.
Đằng đông ảo ảnh của
bình minh đang hiện ra mơ hồ...
7.TRANG VIẾT CUỘC ĐỜI
Truyện ngắn của Mai Khoa
Thâu
Nó bước đi thất thểu dưới mưa, dáng người mảnh
khảnh cong như hình dấu hỏi. Ngoài trời mưa mỗi lúc một dày hạt hơn làm cho ướt
sũng cả bộ quần áo, đôi lúc có ngọn gió vô tình thổi mạnh làm cho nó lạnh co
rúm người lại trông thật tội nghiệp. Trên tay cầm một chiếc bao và một cái dùi
sắt được mài nhọn một đầu và uốn cong cũng hình dấu hỏi, đó là dụng cụ bới tìm rác
của nó. Gia đình nó ở cạnh nhà tôi. Nó thương tôi lắm, nó mến tôi không phải vì
tôi hay cho nó đồng quà tấm bánh, mà có lẽ là vì những lời bảo ban ân cần và
đức tính kiên trì của tôi khi dạy nó học bài.
Ở trong cái xóm lao động nghèo này, tụi trẻ con rất
đông, nhưng tôi dành tình thương cho nó nhiều hơn cả, vì nó quá thiệt thòi, quá
tội nghiệp so với những đứa trẻ cùng trang lứa, tuy sáng dạ, nhưng gia đình nó
có cảnh ngộ quá éo le. Bố đi bộ đội về bị di chứng chất độc màu da cam và một
mảnh đạn đang còn nằm ở trên đỉnh đầu cứ mỗi độ trở trời lại đau nhức nhối, mẹ
nó thì gầy tong teo lại hay đau ốm liên miên nên không đỡ đần được mấy cho gia
đình, thành thử sinh được ba người con thì duy nhất chỉ có được một mình nó
lành lặn, là niềm an ủi duy nhất của cả gia đình nó. Nó – đứa con trai đầu lòng
nên gương mẫu và chịu nhiều thua thiệt. Hàng ngày ngoài buổi học ra còn phải đi
lượm nhôm nhựa và thả lưới, kiếm thêm ít tiền phụ giúp cho gia đình. Tuy vậy nó
rất ham học. Đặc biệt học rất khá môn văn. Nhà nghèo, thiếu thốn về vật chất
lẫn tình cảm của người thân nên nó thường có mặc cảm về thân phận của mình. Cho
đến một hôm nó khóc khi nói với tôi từ ngày mai nó không thể đến lớp được nữa
vì mẹ nó ốm nặng. Tôi vuốt mái tóc khét lẹt đẫm mùi nắng gió của nó và hứa sẽ
giúp đỡ. Mặc dù, các ban ngành đoàn thể trong huyện cũng như chính quyền
địa phương và các thầy cô trong trường đã chung tay giúp đỡ xây dựng cho gia
đình nó một căn nhà Đại đoàn kết cùng với một số vật dụng sinh hoạt cần thiết,
nhưng những khó khăn vẫn còn quá lớn.
Tôi là một giáo viên – Tổng phụ trách Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh của trường, nên thành thử nó hay sang nhà tôi mượn
báo Nhi đồng và một số tờ báo khác để đọc. Thấy tôi lâu lâu không có bài
in trên báo là nó lại dồn hỏi.
- Chú dạo này “cụt vốn ”rồi hả?
Hình như nó sợ tôi đã quên lời hứa khi nào nhận
được tiền nhuận bút sẽ mua tặng nó chiếc xe ô tô có điều khiển từ xa… Nó
đưa ra rất nhiều câu hỏi, kể cả những lời “khích tướng”. Nhưng tôi chỉ
trả lời: Dạo này chú rất bận. Nó nhìn tôi với ánh mắt chứa điều gì đó mà không
thể diễn tả được thành lời.
Rồi bẵng đi một thời gian, cũng bởi
cơm áo gạo tiền và công việc thường ngày đã khiến tôi bỏ bê công việc viết
lách. Bất chợt vào một ngày chủ nhật đẹp trời, vợ con đi vắng, không gian tứ bề
yên ắng, tôi cầm bút lên tung hoành trên trang giấy. Cốt truyện đã được hình
thành trong đầu, cây bút trong tay hoa lên thôi thúc sự sáng tạo trong tôi, tôi
viết ào ạt như chưa từng bao giờ được viết. Tôi đập tay vào bàn thùm thụp
vì thích thú khi thấy các nhân vật cứ trăn trở đi lại và húc đẩy nhau trên
trang giấy. Lòng tôi chộn rộn, tôi đinh ninh rằng vào dịp hè này sẽ có món quà
riêng cho nó. Khi câu chuyện chuyển sang phần kết thì bị “bí”. Tôi vò đầu bóp
trán suy nghĩ thì nó đột ngột xuất hiện, gương mặt nó tái bợt:
- Chú ơi! Mai cháu lên thành phố để chăm sóc cho
mẹ cháu bị ốm, nhưng nhà cháu không có tiền và vả lại cháu không an tâm ở nhà
khi chỉ có mình ba và hai đứa em tật nguyền, nên cháu sợ…
Nó nói chưa dứt lời, tôi quẳng bút xuống bàn và
cau có: Chán cho cậu này thật, đã làm ngắt đứt mạch suy nghĩ của tôi rồi. Hôm
sau rút kinh nghiệm nghe không!.
Nó cúi đầu lặng lẽ xin lỗi tôi, rồi đi ra ngõ.
Chợt nhận ra hình như có điều gì đó xúc phạm đến nó, tôi gọi giật lại:
- Có việc gì không cháu? Lúc nãy chú có
tâm trạng hơi bực, cháu thông cảm nhé!
Nó bần thần một lúc, mới cất được thành lời,
giọng buồn buồn:
- Chú ạ! Mẹ cháu bị ốm nặng lắm nhưng nhà cháu
không có tiền…
Tôi lục soát khắp các túi quần, túi áo, nhưng
lục mãi cũng chỉ còn vẻn vẹn 74 ngàn đồng. Ngẫm nghĩ một lát rồi tôi bảo nó:
“Cháu ở đây, nếu buồn thì xem bản thảo chú vừa viết nhé, để chú đi mượn
thêm, chứ từng này không giải quyết được vấn đề gì cả…”.
Tôi đi băm băm từ sân nhà này qua sân nhà khác.
Nhưng khổ một nỗi là các gia đình, mọi người lớn đều đi làm rẫy vắng. Tôi hối
hả chạy ra cái quán đầu đường mượn được một triệu đồng. Về tới nhà, chẳng
thấy nó đâu, điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả là câu chuyện bỏ dở ấy đã được nó
viết tiếp phần cuối của truyện. Nó kết chuyện không lệch mấy so với ý tưởng mà
ban đầu tôi đã phác thảo ra. Ôi! một câu chuyện hai người viết, hai nét chữ
được kết nối với nhau cùng mạch cảm xúc.
Tôi chạy sang nhà nó. Nó không ở nhà, tôi đưa
tiền cho mẹ nó và dặn dò: Chị cứ an tâm mà chữa bệnh, ở nhà có tôi lui tới đỡ
đần thêm cho anh ấy, chị đừng lo.
Nấu cơm trưa xong thì bên hàng xóm bỗng nhiên có
tiếng bước chân rầm rập, rồi nối tiếp là những tiếng kêu thất thanh… Tôi vụt
vùng dậy nhảy ra ngoài sân nhìn sang nhà nó… Tôi thét lên gọi nó, nhưng tiếng
kêu của tôi đã bị lẫn trong tiếng khóc gào nức nở. Người ta cho hay, nó ra sông
thả lưới để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ thì bị chết đuối… Tôi thấy trời đất như
tối sầm. Truyện ngắn hai chúng tôi vừa viết xong là kể về chính cuộc đời nó, và
một chiếc ô tô đồ chơi – đó là một món quà bình thường của bao nhiêu đứa trẻ
khác dễ dàng có được – tôi đã hứa mua để dành tặng nó vào dịp hè
này, chưa kịp thực hiện thì…
Mờ sáng hôm sau người ta đã đưa tang nó, Đôi
chân từng trải của tôi như không còn đủ sức đưa mình hoà nhập vào đoàn người đi
đưa tang. Nhìn những vòng hoa màu trắng tinh khiết, tôi bầm gan tím ruột giận
chính bản thân mình. Tôi không khóc, nhưng đôi mắt tôi ngập ngụa nước.
Chốn nghĩa trang im lìm hoang vu, và vạn vật
trên trái đất này tưởng chừng như vỡ oà ra khóc thương cho số phận nhỏ bé đáng
thương. Nó đã vĩnh viễn xa tôi, trang bản thảo và những dòng chữ của của nó vẫn
còn đây. Tôi quẳng bản thảo truyện ngắn “Trang viết cuộc đời” vào đống lửa, như
gửi “nén nhang lòng” riêng cho nó.
Nó không còn nữa, nhưng truyện ngắn ấy vẫn sẽ
còn lưu giữ mãi mãi trong tôi, chắp cánh cho tôi vững bước đi vào những
trang viết mới, để đối diện với chính mình trong “Trang viết cuộc đời”.
8.THẦY LỘC
Truyện ngắn của Mai Khoa Thâu
Hơn ba mươi năm tôi mới có dịp trở về thăm
trường cũ. Cũng bởi lăn lộn với cuộc mưu sinh, vả lại ít có điều kiện đi thăm
thú nơi này nơi kia thành thử tôi ngại đi đây đi đó lắm. Không phải đến bây giờ
tôi mới có ý định về thăm, mà là ý nghĩ về thăm trường cũ, thầy xưa luôn hiện
hữu trong tôi. Với lại bao nhiêu năm qua dù có ý định về thăm nhưng không thực
hiện được , bởi việc học hành , bởi đồng lương quá eo hẹp của một cán bộ nhà
nước như tôi. Chiều qua nhận được điện thoại của thằng bạn thân nói thầy Lộc ốm
nặng lắm. Tôi liền tức tốc đón xe về quê thăm thầy. Cái cảm giác lần đầu được
gặp thầy sau nhiều năm xa cách luôn cho tôi một cảm xúc mãnh liệt. Lúc đó thấy
thầy đang nằm liệt giường, bệnh của người già như của bao nhiêu người già khác,
lại cộng thêm bệnh ung thư gan, có điều đây là thầy giáo đã dạy tôi từ hồi năm
lớp một. Do vậy, lòng tôi trào dâng xúc cảm.
Tôi nhớ mãi, ngày ấy khi bước vào lớp, thầy mặc cái quần pho màu mỡ gà, áo sơ mi màu xanh. Dáng người tầm thước, mặt chữ điền, để hàng ria sâu róm, đội cái mũ phớt màu đen. Dáng đi hiên ngang, đúng như tác phong của một anh bộ đội vừa ở chiến trường miền Nam trở về. Bọn trẻ con mới lên lớp một chúng tôi rất thích được nghe những câu chuyện thầy kể lúc đi chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, Hạ Lào, Khe Sanh...
Ngày ấy trường tôi học có cả mẫu giáo, cấp một và cấp hai. Học hết cấp một, lên cấp hai vào năm lớp tám thầy Lộc lại dạy môn văn lớp chúng tôi, hồi đó thời bao cấp, nên mọi thứ còn khan hiếm và thiếu thốn lắm, thầy cô ai nấy đều nghèo, có lẽ giáo viên là những người nghèo nhất trong xã hội lúc đó, nhưng mọi người ai ai cũng kính trọng và quí mến. Đặc biệt là thầy Lộc. Tôi còn nhớ như in hồi cuối năm học lớp chín, qua bàn tay dìu dắt của thầy 5 đứa học sinh giỏi văn chúng tôi đều đạt giải cao cấp huyện, với thành tích đó thầy đã được Uỷ ban nhân xã thưởng cho 50 kg lúa. Những ngày ôn , và thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh là những ngày đáng nhớ nhất, thầy thì đi chợ nấu cơm, còn trò thì miệt mài ôn luyện. Thầy Lộc chăm sóc chúng tôi rất chu đáo , như một người cha, có khi lại như một người mẹ. Nhưng khi nhận được kết quả của kì thi tỉnh năm đó, không hiểu thế nào mà cả 5 đứa chúng tôi đều không đạt giải.Không thể nào tả hết cái cảm giác buồn và thất vọng vây quanh chúng tôi. Khi ra đến bến xe tỉnh để đón xe đò về quê, thì thầy Lộc mở gói khoai lang luộc phát cho mỗi đứa một củ bảo ăn đi, ăn xong rồi quên hết mọi buồn phiền để bước tới những thử thách mới. Và quan trọng hơn cả là khi các em vấp ngã, các em phải biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình. Do vậy, lời nói ân cần và hình ảnh củ khoai lang luộc năm nào luôn là hành trang vững chắc cho chúng tôi bước vào đời.
Giờ trở về đây thấy thầy nằm trên giường bệnh, thân hình gầy còm, mặt tái nhợt nhạt, da đã ngả sang màu vàng và chịu đựng những cơn đau đang ngày đêm hành hạ. Thời gian thật vô tình trôi đi mà tàn phá sức khỏe của con người ghê gớm. Tôi ái ngại và xót xa nhìn thầy. Thầy nhìn tôi với cái nhìn trìu mến và toại nguyện. Thầy nói :
-Tôi đã có 78 năm tồn tại trên cõi đời này, thì đã có đến gần 50 năm làm người đưa đò, đến giờ phút này tôi không có gì phải hối tiếc cả. Tôi mong các anh chị (thầy thường xưng tôi , gọi học trò bằng anh chị) sống ở trên đời hãy làm người tử tế.
Tôi may mắn là một trong những người khách trên hàng vạn chuyến đò của thầy Lộc. Tôi tiếc chỉ được học với thầy năm lớp một, lớp tám và năm lớp chín, lên lớp mười tôi phải bỏ học để đi đóng gạch thuê kiếm tiền phụ giúp gia đình. Một lần đang kéo xe cải tiến chở than đi trên đường, thì bắt gặp thầy, thầy hỏi tôi về chuyện học hành, tôi viện cớ lên cấp ba đi học xa nhà vả lại không có xe đạp nên em bỏ học rồi. Thầy nhìn tôi với ánh mắt ái ngại, đứng một hồi lâu và buột miệng một câu...tiếc quá...rồi thầy lặng lẽ bước đi...nào ngờ, sáng hôm sau khi tôi đang lúi húi bê gạch chất vào lò thì thầy đến dắt theo một chiếc xe đạp cũ và một tập giấy kẻ ngang, thầy bảo:
- Em còn trẻ, việc chính bây giờ là phải đi học. Việc đi học nó cũng mênh mông như biển vậy. Em phải khám phá nó. Cố lên em! Thầy luôn tin tưởng ở em! ... Rồi thầy chỉ tay về chiếc xe đạp: thầy nói: Đây là chiếc xe đạp tuy nó hơi cũ nhưng còn sử dụng được, thầy tặng em...Tôi ngẩng mặt lên nhìn thầy...mà ứa nghẹn trong cổ họng...thầy ơi! Em...xin nghe lời thầy!
Tôi nhớ mãi, ngày ấy khi bước vào lớp, thầy mặc cái quần pho màu mỡ gà, áo sơ mi màu xanh. Dáng người tầm thước, mặt chữ điền, để hàng ria sâu róm, đội cái mũ phớt màu đen. Dáng đi hiên ngang, đúng như tác phong của một anh bộ đội vừa ở chiến trường miền Nam trở về. Bọn trẻ con mới lên lớp một chúng tôi rất thích được nghe những câu chuyện thầy kể lúc đi chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, Hạ Lào, Khe Sanh...
Ngày ấy trường tôi học có cả mẫu giáo, cấp một và cấp hai. Học hết cấp một, lên cấp hai vào năm lớp tám thầy Lộc lại dạy môn văn lớp chúng tôi, hồi đó thời bao cấp, nên mọi thứ còn khan hiếm và thiếu thốn lắm, thầy cô ai nấy đều nghèo, có lẽ giáo viên là những người nghèo nhất trong xã hội lúc đó, nhưng mọi người ai ai cũng kính trọng và quí mến. Đặc biệt là thầy Lộc. Tôi còn nhớ như in hồi cuối năm học lớp chín, qua bàn tay dìu dắt của thầy 5 đứa học sinh giỏi văn chúng tôi đều đạt giải cao cấp huyện, với thành tích đó thầy đã được Uỷ ban nhân xã thưởng cho 50 kg lúa. Những ngày ôn , và thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh là những ngày đáng nhớ nhất, thầy thì đi chợ nấu cơm, còn trò thì miệt mài ôn luyện. Thầy Lộc chăm sóc chúng tôi rất chu đáo , như một người cha, có khi lại như một người mẹ. Nhưng khi nhận được kết quả của kì thi tỉnh năm đó, không hiểu thế nào mà cả 5 đứa chúng tôi đều không đạt giải.Không thể nào tả hết cái cảm giác buồn và thất vọng vây quanh chúng tôi. Khi ra đến bến xe tỉnh để đón xe đò về quê, thì thầy Lộc mở gói khoai lang luộc phát cho mỗi đứa một củ bảo ăn đi, ăn xong rồi quên hết mọi buồn phiền để bước tới những thử thách mới. Và quan trọng hơn cả là khi các em vấp ngã, các em phải biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình. Do vậy, lời nói ân cần và hình ảnh củ khoai lang luộc năm nào luôn là hành trang vững chắc cho chúng tôi bước vào đời.
Giờ trở về đây thấy thầy nằm trên giường bệnh, thân hình gầy còm, mặt tái nhợt nhạt, da đã ngả sang màu vàng và chịu đựng những cơn đau đang ngày đêm hành hạ. Thời gian thật vô tình trôi đi mà tàn phá sức khỏe của con người ghê gớm. Tôi ái ngại và xót xa nhìn thầy. Thầy nhìn tôi với cái nhìn trìu mến và toại nguyện. Thầy nói :
-Tôi đã có 78 năm tồn tại trên cõi đời này, thì đã có đến gần 50 năm làm người đưa đò, đến giờ phút này tôi không có gì phải hối tiếc cả. Tôi mong các anh chị (thầy thường xưng tôi , gọi học trò bằng anh chị) sống ở trên đời hãy làm người tử tế.
Tôi may mắn là một trong những người khách trên hàng vạn chuyến đò của thầy Lộc. Tôi tiếc chỉ được học với thầy năm lớp một, lớp tám và năm lớp chín, lên lớp mười tôi phải bỏ học để đi đóng gạch thuê kiếm tiền phụ giúp gia đình. Một lần đang kéo xe cải tiến chở than đi trên đường, thì bắt gặp thầy, thầy hỏi tôi về chuyện học hành, tôi viện cớ lên cấp ba đi học xa nhà vả lại không có xe đạp nên em bỏ học rồi. Thầy nhìn tôi với ánh mắt ái ngại, đứng một hồi lâu và buột miệng một câu...tiếc quá...rồi thầy lặng lẽ bước đi...nào ngờ, sáng hôm sau khi tôi đang lúi húi bê gạch chất vào lò thì thầy đến dắt theo một chiếc xe đạp cũ và một tập giấy kẻ ngang, thầy bảo:
- Em còn trẻ, việc chính bây giờ là phải đi học. Việc đi học nó cũng mênh mông như biển vậy. Em phải khám phá nó. Cố lên em! Thầy luôn tin tưởng ở em! ... Rồi thầy chỉ tay về chiếc xe đạp: thầy nói: Đây là chiếc xe đạp tuy nó hơi cũ nhưng còn sử dụng được, thầy tặng em...Tôi ngẩng mặt lên nhìn thầy...mà ứa nghẹn trong cổ họng...thầy ơi! Em...xin nghe lời thầy!
Ngày ấy nhà giáo là nghèo nhất, nhưng được cả xã
hội kính trọng. Tôi có cảm nhận, hình như các thầy giáo tốt đều nghèo và để lại
trong lòng học trò những kỉ niệm khó quên.
Vài ngày về đây được chăm sóc thầy , tôi lại nhớ và thương cho những ngày xưa vất vả của cuộc đời thầy. Thầy không lập gia đình, nhưng thầy sống rất lạc quan, và hầu như những đồng tiền lương ít ỏi của mình thầy đều san sẻ cho những học trò nghèo của mình. Ngày ấy, kinh tế còn khó khăn lắm, ngoài buổi lên lớp thầy còn phải nuôi heo, trồng đậu, trồng ngô để cải thiện đời sống. Tôi còn nhớ mãi cái hình ảnh thân thương vào mỗi buổi sáng mùa đông, thầy co người còng mình đạp xe chở dây khoai lang ra chợ bán. Tính thầy hiền lại chăm chỉ lao động, thầy dạy rất nhiệt tình, lại hay thương người, nhất là những đứa học trò nghèo như chúng tôi.
Vài ngày về đây được chăm sóc thầy , tôi lại nhớ và thương cho những ngày xưa vất vả của cuộc đời thầy. Thầy không lập gia đình, nhưng thầy sống rất lạc quan, và hầu như những đồng tiền lương ít ỏi của mình thầy đều san sẻ cho những học trò nghèo của mình. Ngày ấy, kinh tế còn khó khăn lắm, ngoài buổi lên lớp thầy còn phải nuôi heo, trồng đậu, trồng ngô để cải thiện đời sống. Tôi còn nhớ mãi cái hình ảnh thân thương vào mỗi buổi sáng mùa đông, thầy co người còng mình đạp xe chở dây khoai lang ra chợ bán. Tính thầy hiền lại chăm chỉ lao động, thầy dạy rất nhiệt tình, lại hay thương người, nhất là những đứa học trò nghèo như chúng tôi.
Ngôi nhà thầy đang ở vẫn như xưa, vẫn là ngôi
nhà lợp bằng rạ, ba gian, tường được trát bằng bùn quyện với rơm, bên trong
tường được đan những ô vuông bằng tre. Qua bao nhiêu năm tháng mà ngôi nhà vẫn
vững trãi, ấm áp lạ thường. Thật tình mà nói những người học trò chúng tôi năm
xưa khi về thăm thầy cũng có ý định xây cho thầy một ngôi nhà khang trang,
nhưng đều bị thầy từ chối. Thầy bảo, thầy đã quen với ngôi nhà này rồi, giờ ở
nhà xây thấy nó lành lạnh làm xao ấy. Thầy chỉ mong các em hãy sống làm người
tử tế, thế là đã cho thầy hạnh phúc rồi. Lũ học trò chúng tôi giờ trở về đây tề
tựu bên thầy, xuýt xoa chảy cả nước mắt, nhìn nhau tóc đã điểm sợi bạc. Gặp
nhau đông đủ như thế này thầy bảo, thầy hãnh diện lắm, trong cuộc đời làm thầy
hạnh phúc nhất là được nhìn thấy học trò mình trưởng thành. Chúng tôi ai cũng
nghĩ phải làm cái gì đó cho thầy. Tôi bước lại bên giường cầm chặt bàn tay nhăn
nheo của thầy mà lòng nghẹn lại...thầy ơi!...cái thằng học trò nghèo đóng gạch,
chở than thuê ngày nào, giờ đã trở thành một nhà khoa học, làm việc tại một
viện nghiên cứu lớn nhất khu vực Đông Nam Á, và có điều trùng hợp là nó lại
nghiên cứu về biển, khám phá về biển như lời thầy dạy năm nào đây,...thầy ơi!
Tiếng nấc nghẹn ngào của lũ học trò đầu bạc chúng tôi, khiến đám trẻ con hàng xóm nhà thầy, chúng nó cứ trố mắt ngạc nhiên. Hôm ấy, thầy cho chúng tôi xem lại ảnh lớp chụp ngày xưa, nước ảnh đen trắng đã ố vàng, nhiều chỗ đã loang lổ, nhàu góc. Vậy mà, thầy vẫn đưa đôi bàn tay run run lên chỉ đúng tên từng đứa một. Tôi hỏi thời gian đi dạy của thầy có hàng ngàn , hàng vạn học trò làm sao thầy nhớ hết được. Thầy bảo thầy chỉ nhớ những đứa học trò cũ, càng cũ càng nhớ. Thời đó, cuộc sống thiếu thốn miếng ăn, nhưng lại ham học, ham làm và sống rất có tình. Còn học trò bây giờ chúng được nuông chiều đầy đủ về vật chất, nhưng lại lười học và không coi trọng cái tình. Nói như thế không có nghĩa là học trò bây giờ hư cả đâu, mà thầy muốn nói về cơ chế giáo dục của ta bây giờ có nhiều vấn đề bất cập quá, đặc biệt là giáo dục đạo đức và giáo dục truyền thống yêu nước một thời gian dài đã xem nhẹ, mải mê với sự hội nhập , mải mê với đổi mới để phát triển kinh tế, mà chưa tính trước được hệ lụy của nó.
Bây giờ nhiều người trong số chúng tôi cũng có người làm ông nọ bà kia, cũng có người có học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư, nhưng cứ mỗi lần trở về bên thầy chúng tôi đều thấy mình bé dại, và đều nhận được sự bảo ban ân cần của thầy.
Cuộc sống bây giờ quá xô bồ, xô bồ và bon chen khiến cho con người ta trở nên ích kỉ và hẹp hòi, hẹp hòi ngay cả trong suy nghĩ hàng ngày. Khiến cho đầu óc con người ta quẩn quanh với những suy nghĩ là làm sao kiếm được nhiều tiền, bất chấp mọi thủ đoạn. Mà nghề làm thầy là phải nghiêm, mà muốn nghiêm được phải có suy nghĩ đúng, phải trong sáng, phải quang minh chính đại, khổ vẫn không vụ lợi, khó đấy! Thế mà thầy Lộc của tôi đã làm được.
Tiếng nấc nghẹn ngào của lũ học trò đầu bạc chúng tôi, khiến đám trẻ con hàng xóm nhà thầy, chúng nó cứ trố mắt ngạc nhiên. Hôm ấy, thầy cho chúng tôi xem lại ảnh lớp chụp ngày xưa, nước ảnh đen trắng đã ố vàng, nhiều chỗ đã loang lổ, nhàu góc. Vậy mà, thầy vẫn đưa đôi bàn tay run run lên chỉ đúng tên từng đứa một. Tôi hỏi thời gian đi dạy của thầy có hàng ngàn , hàng vạn học trò làm sao thầy nhớ hết được. Thầy bảo thầy chỉ nhớ những đứa học trò cũ, càng cũ càng nhớ. Thời đó, cuộc sống thiếu thốn miếng ăn, nhưng lại ham học, ham làm và sống rất có tình. Còn học trò bây giờ chúng được nuông chiều đầy đủ về vật chất, nhưng lại lười học và không coi trọng cái tình. Nói như thế không có nghĩa là học trò bây giờ hư cả đâu, mà thầy muốn nói về cơ chế giáo dục của ta bây giờ có nhiều vấn đề bất cập quá, đặc biệt là giáo dục đạo đức và giáo dục truyền thống yêu nước một thời gian dài đã xem nhẹ, mải mê với sự hội nhập , mải mê với đổi mới để phát triển kinh tế, mà chưa tính trước được hệ lụy của nó.
Bây giờ nhiều người trong số chúng tôi cũng có người làm ông nọ bà kia, cũng có người có học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư, nhưng cứ mỗi lần trở về bên thầy chúng tôi đều thấy mình bé dại, và đều nhận được sự bảo ban ân cần của thầy.
Cuộc sống bây giờ quá xô bồ, xô bồ và bon chen khiến cho con người ta trở nên ích kỉ và hẹp hòi, hẹp hòi ngay cả trong suy nghĩ hàng ngày. Khiến cho đầu óc con người ta quẩn quanh với những suy nghĩ là làm sao kiếm được nhiều tiền, bất chấp mọi thủ đoạn. Mà nghề làm thầy là phải nghiêm, mà muốn nghiêm được phải có suy nghĩ đúng, phải trong sáng, phải quang minh chính đại, khổ vẫn không vụ lợi, khó đấy! Thế mà thầy Lộc của tôi đã làm được.
Đang miên man trong suy nghĩ về cuộc đời của
thầy, tôi bỗng giật mình khi nghe đứa bạn giục: thôi...bốc cho thầy nắm cát để
người ta còn lấp huyệt...Tôi bần thần cầm nắm cát lên khẽ đặt xuống nấm mồ cho
thầy. Tôi gọi...thầy ơi! B..ố...ơi! Cái nghĩa tình thầy dành cho tôi, tôi không
bao giờ trả nổi.
Tại sao cứ phải đến lúc
người thân yêu của mình mất đi ta mới cảm nhận được nỗi đau, nỗi hẫng hụt của
bản thân mình. Tại sao con người ta không đối xử tốt với nhau khi con người ta
còn sống.?
Trong chiều nghĩa
trang lảng bảng màu mây đen lùi lũi giăng mành, bỗng ánh lên những tia chớp tỏa
ánh hào quang rực rỡ...hiện lên rõ nét hình ảnh thầy Lộc thân thương của tôi
đang đi về phía bên kia núi...
Trong đầu tôi vang lên
câu nói của thầy Lộc: Sống trên đời phải bàm người tử tế nghe con. Qủa thật để
làm người tử tế sao mà khó quá!
Tôi cúi đầu tiễn biệt người thầy, người cha đáng kính của mình để về với đại dương mênh mông. Sóng biển trắng xóa trào lên vây quanh tôi
người về từ một lời
nguyền: truyện ngắn của Mai Khoa Thâu
Người đàn ông vội bước nhanh ra phía cổng sân bay, ông vẫy một chiếc xe tắc xi. Chiếc xe ô tô dừng lại ngay trước mặt ông. Người lái xe nhoài đầu ra ngoài hỏi:
- Thưa chú ! Chú muốn
về đâu ạ!
- Cho tôi về buôn Tơ
Rưng.
- Dạ thưa chú, cháu đã
chạy xe tắc xi được 5 năm rồi, nhưng quả thực cháu không biết buôn Tơ Rưng ở
đâu ạ! Chỉ có buôn Cam Rưng thôi chú ạ!
Quái lạ, ngày ấy ông
đi, dọc con sông Krông Pak làm gì có buôn Cam Rưng.- Ông vẩn vơ suy nghĩ. Xe
chạy đến địa phận huyện Krông Pak, dừng lại ven quốc lộ 26 hỏi thăm, nhưng
không một ai biết về thông tin buôn Tơ Rưng ở đâu? Cho tới lúc đi vào tận buôn
Jung gặp một già làng đầu tóc bạc phơ, già làng nói:
- Mày muốn về buôn Tơ
Rưng phải không? Đi đường kia kìa! - Gìa làng nói và chỉ tay về phía con đường
đất đỏ có những đồi cà phê xanh thẳm thấp thoáng xa xa. - Buôn Tơ Rưng bây giờ
người ta đã đổi tên thành buôn Cam Rưng, và dòng suối Tơ Rưng chảy róc rách ra
dòng sông Krông Pak bây giờ không còn nữa. Và cả những cây bằng lăng cổ thụ dọc
hai bên bờ suối Tơ Rưng bây giờ cũng bị người ta đốn hạ lâu rồi. Thành thử
đường về buôn Tơ Rưng thật khó nhận biết.
Chiếc xe tắc xi lại
lăn bánh ra quốc lộ 26, qua mấy cây cầu mới , qua mấy con đường nhựa mới mới về
được buôn Tơ Rưng ngày xưa.
Khoảng hơn bốn mươi năm trước, vào một đêm trăng tròn mười
sáu tháng chạp, ông đã bỏ buôn ra đi. Trăng sáng lung linh giữa đại ngàn mà
lòng ông ôm hận ra đi. Một mình ông không một đồng xu dính túi, lạnh lẽo bơi
qua con sông Krông Pak thơ mộng, lấp loáng đầy ánh trăng. Càng đau đớn hơn khi
tuổi thanh xuân của ông nhìn dòng sông Krông Pak dưới đêm trăng tháng chạp nở
đầy một loài hoa súng tím bạc lạnh lùng. Qua bờ sông, ông men theo dòng suối Tơ
Rưng nước trong xanh ngăn ngắt , ông ngửa cổ lên trời mà thề rằng có Yàng có
thần đất, thần lửa, thần sông, thần núi chứng giám, bao giờ đuổi hết quân cướp
nước và quân bán nước Mĩ- Ngụy thì ông mới qua con suối này trở về buôn
Tơ Rưng.
Đã hơn bốn mươi năm qua, con suối Tơ Rưng ngày xưa giờ đã khô cạn
nước. giờ đây ông đã trở về với buôn làng. Nếu không có con đường nhựa mới, nếu
họ không chặt phá cánh rừng đầu nguồn, và cả hai hàng bằng lăng cổ thụ dọc bờ suối
Tơ Rưng , thì ông vẫn tìm về đúng cái buôn Tơ Rưng ngày xưa. Vậy ra, năm mươi
năm ấy buôn Tơ Rưng vẫn còn in đậm trong trái tim ông, cùng với mối tình đầu
tan vỡ. Ở tận phía trời Tây nơi đất khách quê người, ông luôn đau đáu vì
một nỗi niềm xa quê. giờ đây, khi ông trở về mái tóc xanh ngày nào đã chuyển
thành bạc phơ, mỗi sợi tóc bạc ấy là một nỗi niềm cay đắng và tủi nhục. A Ma, A
Mí và Yàng đã sinh ra ông là một kẻ đẹp trai, là một người thợ săn voi
tài ba, sức vóc hơn người. Từ tuổi mười sáu, ông đã để mắt đến nàng H' Bơ Lan
và ước ao có được một người vơ xinh đẹp như nàng. Nhưng hỡi ôi! Cũng
chính vì mơ ước đó mà mối tình đầu đã đem lại cho ông nỗi tuyệt vọng khôn cùng,
khi bọn Mĩ -Ngụy càn qua buôn Tơ Rưng của ông đã bắt đi nàng H' Bơ Lan xinh đẹp,
một sự ghê tởm lũ cướp nước man trá, lũ bán nước đáng bị nguyền rủa
truyền đời. Năm ấy, vào một đêm mưa to gió lớn, sấm chớp đùng đùng, ông
bơi qua con suối Tơ Rưng một mình. Ông đã đi bộ cả đêm qua quốc lộ 26, qua quốc
lộ 14 đến tận Cam Pu Chia, với hai bàn tay trắng, ông đã lập nghiệp và lấy vợ.
Vợ ông là một người đàn bà xinh đẹp tuyệt mỹ vì lòng thương người của ông mà
khước từ tất cả trai tráng trong làng để lấy một người tha hương cầu thực như
ông. Ông tự hào vì điều đó và muốn dẫn vợ về buôn Tơ Rưng. Nhưng cuộc đời đâu
có dễ dàng như người ta tưởng, chiến tranh diễn ra đã cắt đôi đất nước khi ông
chưa kịp đưa người vợ Cam Pu Chia xinh đẹp của mình về buôn Tơ Rưng.
Không thể nào sống mãi với cuộc sống chui lủi nơi đất khách quê người khi quê
hương chìm trong khói lửa, ông lên đường tìm về Việt Nam xin vào đội quân du
kích cầm súng chống lại giặc Mĩ xâm lược. Trong một cuộc giao tranh ác liệt tại
địa phận Cư Jut của ngõ tiến vào Buôn Ma Thuột, ông đã bị thương, đơn vị cho
ông ra Bắc để điều trị và nghỉ dưỡng, nhưng ông từ chối, ông đã tìm về với
người vợ Cam Pu Chia xinh đẹp của mình, nhưng được tin bọn Mĩ thả bom vào
ngôi nhà ông đã mang người vợ xinh đẹp của ông đi mãi mãi-thành thử, ở
nơi đấy ông chỉ còn có mỗi một người con trai- niềm an ủi duy nhất của cả cuộc
đời ông.
Trớ trêu thay cho ước
nguyện, cho lời nguyền năm xưa của ông. Lời nguyền đó đã trở thành hiện thực,
đất nước đã thống nhất vào mùa xuân năm 1975, nhưng đến tận hôm nay ông mới tìm
trở về quê cũ. Hai mối tình của ông đã trở thành hai cội nguồn bất hạnh của
cuộc đời ông. Ông căm ghét bọn cướp nước, căm ghét đồng tiền, nhất là bọn bán
nước cầu vinh. Chính những lũ đáng nguyền rủa ấy đã cướp đi hai người đàn bà
đẹp của ông. Đau buồn đơn độc, trước đây ông muốn trở về quê hương nhưng chiến
tranh chưa hết và khi hết thì ông mặc cảm với chính bản thân mình không bảo vệ
được người con gái mình yêu thương, không ở lại mà bỏ làng buôn ra đi và khi
đất nước thống nhất vẫn không một dòng thư, một lời nhắn gửi. Ông đã lang thang
đi khắp nơi để hỏi han tung tích về nàng H' Bơ Lan xinh đẹp, nhưng vẫn bặt vô
âm tín. Thành thử ông vui với cuộc đời lang bạt bên những vần thơ để quên đi
quá khứ đau buồn của mình.
***
Đám cưới của ông, đó là một ngày buôn Tơ Rưng
vui như lễ hội đâm trâu. Buôn Tơ Rưng tham dự không sót một người nào, trẻ già,
trai, gái lũ làng kéo đến vây chật nhà để xem mặt cô dâu cho bằng được. Bởi
nàng H' Bơ Lan - vợ ông- người ta đồn là xinh đẹp nhất buôn Tơ Rưng, và là con
của già làng A Ma H' Oanh là một người có quyền lực giàu có nhất buôn. Từ khi
biết con mình muốn lấy con gái của già làng đáng kính, A Ma Amí đã một mực
khuyên nhủ, ngăn cản ông, còn bà con lũ làng buôn Tơ Rưng thì xúc xiểm ông,
"đũa móc mà đòi chòi mâm son". Có kẻ còn độc địa hơn còn bảo
"đầy tớ mà đòi lầu son". Tất cả những lời độc địa đó ông đều nghe
hết, nhưng ông mặc kệ. Buôn Tơ Rưng và cả A Ma Amí và dòng họ Niê của ông đã
không ngờ rằng ông lại là người chiến thắng, mặc dù của thách cưới mà già làng
đặt ra là gánh nặng quá lớn đè lên đôi vai của A Ma A Mí- đó là mười con heo,
năm con bò, năm con trâu, hai con voi. Ông đã lang thang cả tháng trời nơi rừng
sâu nước độc để đem về năm con voi trước sự ngỡ ngàng và thán phục của cả buôn
làng. Trong ngày cưới cô dâu mặc bộ váy thổ cẩm sắc màu sặc sỡ và sang trọng, mạng
che kín mặt. Vừa bước ra nhà rông để ra mắt bà con trong họ và người thân, thì
bất chợt có tiếng chó sủa, tiếng kêu la của mọi người, tiếng bước chân rầm rập,
có cả tiếng súng, và mùi khét của mái nhà cháy, đó là một trận càn của bọn lính
ngụy vào buôn làng của ông, ngay trong ngày cưới của ông, dưới sự chỉ huy của
tên cố vấn Mĩ, và cũng chính tên cố vấn Mĩ đó đã ra lệnh cho bắt nàng H' Bơ Lan
- người vợ xinh đẹp trong ngày cưới của ông. Cái ngày mà ông và cả buôn làng Tơ
Rưng không bao giờ muốn nhắc lại. Từ thất vọng trở thành lòng căm thù tột độ
đến tội ác của bọn Mĩ ngụy -quân cướp nước và quân bán nước.
Năm tháng cứ trôi đi,
tóc ông đã dần điểm bạc, cái tên người con gái xinh đẹp và đầy thơ mộng H' Bơ
Lan lũ làng đã dần quên đi. Và ngay cả cái tên buôn Tơ Rưng ngày xưa bây giờ
cũng ít người còn nhớ, mà họ cứ quen dần với cái tên buôn mới Cam Rưng.
Hàng chục năm trời
trôi qua, ông cứ mải miết đi tìm nàng H' Bơ Lan xinh đẹp, nhưng bóng nàng cứ
bặt vô âm tín. Giờ đây mái tóc ông đã bạc phơ như những bông lau bên dốc núi,
và đôi mắt ông đã mờ đục nhăn nheo, tấm lưng của ông cứ còng mãi xuống dưới
những nỗi niềm đau khổ âm thầm. Một nỗi buồn luôn bao phủ, che kín cả tâm
can ông. Một mình ông trong túp nều cỏ bên đường vào buôn Cam Rưng, bên dòng sông
Krông Pak, ông ngóng đợi những chuyến đò ngang. Đã có biết bao những chuyến đò
cập bến, biết bao nhiêu người khách lạ đặt chân lên bến sông, mà nàng H' Bơ Lan
vẫn không trở lại. Chẳng ai biết nàng H' Bơ Lan ở đâu để người ta đi tìm giúp
ông, cũng chẳng biết bà còn sống hay đã chết? Những đêm nhiều gió, nghe tiếng
sóng vỗ bờ ì oàm, nhắc cho ông vẫn nhớ rằng ngoài kia dòng sông vẫn oặn mình
cuộn chảy. Sóng nước vẫn chới với vỗ bờ bì bõm trong những đêm trăng sáng gió
nồm nam mát rượi. Vậy mà người đàn ông côi cút ấy vẫn chỉ lưu luyến với
dương gian bởi một niềm day dứt cứ níu kéo ông ở lại bên bến sông này, với một
mặc cảm tội lỗi mà thôi. Ngày ra đi ông đã thề rằng : bao giờ đất nước hết giặc
Mĩ ông sẽ trở lại buôn này, thế mà cho đến tận bây giờ ông mới trở về , khi đất
nước đã hoàn toàn giải phóng đã được hơn bốn mươi năm.
Gặp ai ông cũng hỏi về
tin tức của nàng H' Bơ Lan. Đôi tai không còn nghe được rõ, nhưng ông bỗng minh
mẫn lạ thường khi nghe bà con trong buôn nói chuyện tìm người đi lạc trước năm
bảy nhăm trong chương trình : Như chưa hề có cuộc chia ly. .. ông sung sướng
đến tột độ khi nghe người ta hét vào tai ông- Bà H' Lan vẫn còn sống hiện đang
định cư ở bên Mĩ, và đang trở về thăm quê.
Ngày ngày ông chống
gậy tre run lẩy bẩy ra đầu buôn ngóng chờ, những giọt lệ chắt chiu và nóng hổi
rơi xuống cánh tay khô gầy của ông. Bà H' Bơ Lan sẽ về, nhất định sẽ về, ông
tin vào điều đó. Nhưng tiếc thay, không còn kịp nữa rồi, ông ra đi vào một đêm
trăng sáng vằng vặc giữa tháng mười hai lạnh buốt, mang theo mình một lời
nguyền.
***
Bà H' Bơ Lan đã trở về
buôn cũ, nhưng đã quá muộn mất rồi! Ông Y San đã ôm theo cả nỗi lòng day dứt,
cả một niềm tuyệt vọng của ông chôn chặt nơi đáy mồ cỏ úa chưa kịp giãi bày
cùng ai.
Bà H' Bơ Lan đứng đó -
bên đồi đầy hoa lau trắng - để mặc cho dòng lệ trào ra trên khuôn mặt đầy
khắc khổ già nua, với bao bất hạnh đã đi qua.
10.NGƯỜI ĐÀN BÀ NGHỊCH CÁT
Truyện ngắn
của : Mai Khoa Thâu
Vừa bước chân xuống biển, tôi đ bắt gặp hình ảnh một người đàn bà đang nghịch cát ở bãi biển Nha Trang. Bãi biển Nha Trang thật đẹp. Nắng trải dài tít tắp, xa xa dãy núi đá nhấp nhô như những cái nấm khổng lồ mọc lên từ trong lòng biển. Sương buổi sớm long lanh trên những hàng cây thuỳ dương nghiêng mình ra với biển. Để mỗi khi những cơn gió thổi là rơi xuống cát nghe lộp bộp. Lúc này biển thật vắng. Ở đây có thể ngắm được toàn cảnh bình minh mọc trên biển. Bãi biển Nha Trang đẹp như một bức tranh.
Vừa bước chân xuống biển, tôi đ bắt gặp hình ảnh một người đàn bà đang nghịch cát ở bãi biển Nha Trang. Bãi biển Nha Trang thật đẹp. Nắng trải dài tít tắp, xa xa dãy núi đá nhấp nhô như những cái nấm khổng lồ mọc lên từ trong lòng biển. Sương buổi sớm long lanh trên những hàng cây thuỳ dương nghiêng mình ra với biển. Để mỗi khi những cơn gió thổi là rơi xuống cát nghe lộp bộp. Lúc này biển thật vắng. Ở đây có thể ngắm được toàn cảnh bình minh mọc trên biển. Bãi biển Nha Trang đẹp như một bức tranh.
Lúc
đầu tôi cũng không để ý. Song trông nàng rất đỗi quen thuộc. Nàng
không đẹp lắm. Mái tóc đẫm màu vàng của cát, xoã xuống đôi bờ
vai gầy. Nàng cười giòn tan như tiếng sóng biển. Nhưng có điều kỳ lạ
là : sao sáng nào nàng cũng ra biển nghịch cát. Sao mắt nàng lại buồn đến thế?
. Đôi mắt chứa bao niềm tâm sự. Đã từ lâu, tôi rất có cảm tình với những cô gái
có đôi mắt buồn. Vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn “để nhìn đời và để làm
duyên”. Vui buồn đều thể hiện trong đôi
mắt. Những người có đôi mắt buồn là những
người đang có ẩn chứa nhiều nỗi niềm tâm sự. Nhìn đôi mắt của
nàng đang mơ hồ nhìn ra biển. Tôi tự hỏi : không biết nàng đang vui hay buồn ?
Người đời thường bảo: Người có đôi mắt buồn là người có số phận long
đong, lận đận. Ngày tôi gặp nàng, tôi cầu mong cho cuộc đời
của nàng không phải như vậy. Tôi thầm mong cho
cuộc đời nàng có một cuộc sống bình yên. Thậm chí tôi có quyền tin và mong điều
đó là sự thật … Rồi tôi bật cười một mình : rõ là lẩm cẩm. Nàng là một người xa
lạ sao ta lại phải quan tâm đến thế ? Đúng là thằng đàn ông ngoài ba mươi chưa
vợ có khác, lúc nào cũng nghĩ ngợi vẩn vơ…
Thế rồi một
buổi sáng kia, tôi không còn trông thấy nàng ra biển nữa. Tôi lo
lắng cho nàng. Bởi hình ảnh người đàn bà nghịch cát ở bãi biển Nha
Trang một tuần qua đã trở thành một hình ảnh quen thuộc đối với
tôi. Nhất là trong kỳ nghỉ hè đầy ngắn ngủi
của tôi ở thành phố này. Tôi chỉ thấy vài đứa trẻ đang nô đùa, chúng đá
bóng trên cát. Qủa bóng vô tình thế nào lại rơi chúng vào đầu tôi, làm tôi giật
mình và đã cắt đứt mạch suy nghĩ miên man đang dày vò trong đầu
tôi. Đứa lớn hốt hoảng chạy lại , nó gãi tai :
- Cháu
xin lỗi chú. Tụi cháu không biết chú đang ngồi ở đây.
Tôi cười
xoà :
- Ồ,
có gì đâu. Các cháu cứ việc chơi. Mà mẹ các
cháu đâu rồi nhỉ. Đứa bé nhanh nhảu:
- Mẹ
cháu rất yêu biển và thích nghịch cát . Hôm nay mẹ cháu mệt không ra biển được.
Nhưng ngày mai nhất định mẹ cháu sẽ ra biển . Vì mẹ cháu yêu biển lắm.
Tôi gật
đầu. Thì ra là vậy. Đứa bé nhìn vào quyển sổ trên tay tôi, reo to:
- Ồ chú là nhà văn-nhà
báo à, chú viết về biển đấy ư ? Ơ kìa, sao chú lại có tấm
hình của một thiếu phụ đang nghịch cát ở bãi biển này,
sao giống mẹ cháu quá…Không hiểu thế nào mà tấm ảnh tôi chụp về
biển lại có hình ảnh một người thiếu phụ đang ngồi nghịch
cát.
Tôi đỏ mặt.
Vì bí mật của mình đã bị đứa trẻ phát hiện. Tôi cười trừ:
- Cháu
hiểu nhầm rồi. Chắc cháu yêu mẹ cháu lắm nhỉ ? Đứa trẻ gật đầu:
- Vâng,
mẹ cháu cũng là nhà báo. Mẹ cháu thích viết về biển lắm . Năm nào mẹ cháu cũng
về đây ngắm biển. Biển thích thật chú nhỉ?
Tôi thân mật :
- Đúng
vậy. Thôi, chú phải viết nốt bài phóng sự này. Các cháu ra kia chơi đi nhé !
Đứa bé chào tôi, rồi
lao ra biển. Biển oà sóng trắng vây quanh nó. Tôi lùi lên hàng thuỳ
dương để ngồi viết. Vì lúc này trời nắng đã lên quá đỉnh đầu. Vậy mà
đầu óc tôi cứ nghĩ ngợi vẩn vơ. Thì ra nàng từ nơi khác đến. Nàng đã có chồng,
có con .
Tôi viết về biển vô
tình thế nào lại có bóng dáng nàng ở trong đó. Tại sao thế nhỉ ?
Bao nhiêu năm trời,
tôi đã viết về biển đi tìm cho mình một bóng hình về biển, về cái đẹp của biển.
Nhưng tôi thất vọng. Những bài viết của tôi về biển đều trở nên buồn
tẻ, nhạt nhẽo, thiếu chân thật. Bởi nghề viết báo phải có tâm trong
sáng, phải phản ánh sự việc một cách trung thực, sinh động và có hồn
. Như vậy, mới mong sao có được một bài báo để đời.
Thế lên cho đến nay,
tôi vẫn trắng tay, chưa có tác phẩm báo chí nào để đời. Chỉ có
một nỗi khát vọng đam mê nghề nghiệp là luôn cháy
bỏng trong tôi. Tôi đã đi dọc dài các nẻo đường của Tổ quốc vô tình
thế nào lại đến bãi biển Nha Trang trong dịp hè này. Và đã gặp nàng – Người
thiếu phụ nghịch cát, mà tôi không hề quen biết, nhưng đã trở nên quen thuộc tự
bao giờ…
- Sáng
hôm sau, tôi lại thấy nàng ngồi nghịch cát trên bãi biển. Tôi loáy hoáy viết.
Tôi thấy ngòi bút trên tay hoa lên. Nó thúc giục sự sáng tạo trong tôi. Tôi mê
mẩn viết, viết rồi lại xoá, xoá rồi lại viết. Bất chợt tôi nghe
tiếng nói dịu dàng như tiếng sóng thoang thoảng bên tai:
- Bài
viết của anh rất có hồn. Có lẽ anh yêu biển lắm nhỉ ?
Tôi ngẩng mặt lên .
Nàng. Đúng là nàng rồi . Nàng nhìn tôi với vẻ đẹp thánh thiện. Chiếc áo tắm
cùng tấm khăn choàng màu trắng trông nàng dưới ánh nắng mặt trời đẹp
tựa như một thiên thần, vầng hào quang của nàng khiến tôi choáng
ngợp. Tôi ngượng ngùng :
- Chào
chị . Cảm ơn chị đã khen. Tôi mới vào nghề. Nghe nói chị là nhà báo.
Nàng gật đầu, cười
nhẹ:
Tôi biết, nghề báo,
không nhất thiết phải lâu năm mới thành đạt. Nhiều khi chỉ cần vài ba bài báo
cũng có thể khẳng định được tay nghề của người viết. Chỉ có điều: mình phải có
tâm, có tầm và điều quan trọng nhất là mình phải biết chộp lấy đề
tài gì đáng để viết, đó chính là sự quyết định của thành công.
Nàng triết lý sôi nổi.
Tôi nghe mê mẩn cả người. Giọng nàng đầm ấm, tha thiết:
- Theo
tôi, những bài báo có kỳ công đến mấy đi chăng nữa, cũng không thể lột tả hết
được vẻ đẹp thánh thiện của biển. Tôi đã viết hàng trăm bài báo, có những bài
được trả nhuận bút khá cao, kể cả những bài đã nhận được giải thưởng, nhưng rồi
tôi bàng hoàng: Tôi chưa thực sự rung động, chưa được sống trọn vẹn cho tình
yêu về biển. Chính niềm đam mê khao khát trong tình yêu về biển mới là bất tử.
Tôi cười xoà:
- Thế
chị đang yêu đấy còn gì. Này nhé, chị có con cái xinh đẹp, nghề nghiệp đàng
hoàng, tiền của dư giả, nhìn chị, tôi biết chị rất hạnh phúc phải
không?
Nàng mím môi, trau mày
, phóng tầm mắt nhìn ra phía biển xa, Những ngọn sóng vỗ bờ liên tục , trắng
xoá. Bát chợt, nàng thở dài rồi chậm dãi nói:
Trước đây tôi có yêu
một người con trai cùng học chung một lớp thời sinh viên. Và cách tỏ tình của
anh ta lạ lắm: Khi những người con trai khác tỏ tình với tôi bằng những lời hoa
mỹ, những món quà đắt tiền. Còn với anh ta lại tỏ tình với tôi
bằng một bài thơ. Mặc dù rất yêu anh ta nhưng rồi tôi cũng đành khước
từ. Vì muốn được ở lại thành phố tôi đành nhận lời làm vợ một người đàn ông
giàu có và đầy thế lực. Anh ta xem tôi như một thứ đồ trang sức, và
biết nói. Tôi lấy anh ta trong một tâm trạng mừng vui. Bởi
vì anh ta đã đáp ứng được những viễn cảnh giàu sang mà tôi
đã vạch ra trước đó. Đối với tôi anh ta là thần tượng , là một dũng sỹ đẹp đẽ
và kiêu hãnh khủng khiếp. Tôi nhận lời lấy anh ta và chấp nhận một cuộc sống
giàu sang một cách bình thản, và rồi thầm nghĩ: “có tiền ắt sẽ có hạnh phúc”.
Thế nhưng cuộc đời đâu
có được những cái như người ta tưởng . Chồng nàng thỉnh thoảng lại đi xa một
thời gian. Nàng hớn hở mừng vui đón nhận một cuộc sống mới một cách nhanh chóng
. Nàng đã thầm nghĩ thời gian xa cách sẽ làm cho con người ta trở nên nhớ nhung
và thương nhau hơn. Rồi tình yêu sẽ nảy nở trong sự xa cách. … Nhưng rồi nàng
cũng thất vọng. Một lần, rồi hai lần … chồng nàng đi xa, cũng chẳng
để lại một điều gì nhớ nhung trong lòng nàng. Nàng bỗng cảm thấy mình cô đơn
quá, lạnh lẽo quá. Và họ tồn tại bên nhau như một cái bóng, tuy hai nhưng không
thể là một. Sở dĩ anh ta và nàng không ly dị là bởi những đứa con. Chính những
đứa con là sợi dây nối duy nhất giữa hai người. Gia cảnh của tôi như vậy mà anh
cho là hạnh phúc ư!
Nàng chua chát mỉm
cười:
- Ban
đầu, tôi cũng tưởng vậy. Tôi có rồ dại quá không? Khi nghĩ ngợi những điều vẩn
vơ. Tôi đã có tất cả. Gia đình, công việc ổn định ở một toà báo lớn. Chồng là
một giám đốc, cuộc sống sung túc… Tôi quá điên rồ…
- Không,
chị là một người phụ nữ rất đặc biệt . Nói thật với chị
không có gì được sống chọn vẹn cho tình yêu. Tình yêu ở đây
không chỉ đơn thuần là tình cảm trai gái, mà cao hơn nữalà tình yêu nhân
loại, yêu nghề nghiệp của mình, có đúng vậy không chị?
Nàng bật cười :
- Anh
còn sách vở nhiều lắm. Tôi chỉ cần một tình yêu bình thường. Tình yêu của một
người phụ nữ như bao nhiêu người phụ nữ khác.
Tôi tò mò:
- Chị
nói gì tôi không hiểu.
- Anh
đã có vợ chưa? Chưa vợ phải không? Thế thì làm sao hiểu được những khao khát
thầm kín của người đàn bà. Mà này, anh không nên viết về tôi. Vô ích lắm.
Tôi khó chịu:
- Đó
là cái quyền của riêng tôi, chị làm sao hiểu được. Chắc gì tôi đã viết về chị.
Chị lầm rồi. Đó là người con gái mà tôi thầm yêu tha thiết . Người đó cũng yêu
tôi. Thôi, chào chị.
Tôi gấp sổ, đứng dậy.
Thiếu phụ cười tinh nghịch :
- Anh
đi thật đấy à? Anh đúng là đồ trẻ con. Thế mà tôi cứ tưởng anh là người đàn ông
cơ đấy.
Tôi lúng túng,
rồi ngồi thừ xuống, nhìn nàng. Bắt gặp ánh mắt nàng cũng đang nhìn
tôi, cái nhìn nồng nàn, âu lo. Trời ơi! Tôi chưa bao giờ
được một người con gái nào nhìn tôi với cái nhìn như thế. Tôi cười
hối lỗi:
- Xin
lỗi, tôi đã hiểu sai về chị. Tôi … Tôi yêu chị. Nàng tròn xoe mắt,
ngạc nhiên nhìn tôi, rồi cười giòn tan như tiếng sóng biển:
- Đúng
là một chàng ngốc. Mà anh nhà giáo- nhà thơ lãng mạn này, anh biết gì về tôi mà
đã nói yêu tôi. Anh sẽ hối tiếc đấy. Tôi nồng nàn:
- Không,
ngay từ buổi đầu gặp chị, tôi đã yêu chị. Tôi đã chụp ảnh
chị, tôi đã viết về chị. Viết một cách vô thức. Tôi có cảm tưởng như chúng ta
sinh ra là để dành cho nhau.
Nàng nắm bàn tay tôi,
hỏi:
- Anh
có tin những gì tôi vừa kể không?
- Tôi
tin.
- Nàng
mừng rỡ ra mặt khi tìm được một người để mình thổ lộ chuyện hoàn toàn
thật của đời mình. Anh là người đàn ông duy
nhất hiểu tôi.
- Vì
sao?
- Vì
anh khác với mọi thằng đàn ông, con trai khác mà tôi đã từng gặp. Anh ngây thơ
quá, trong trắng quá. Cảm ơn anh, vì chính anh đã làm thức tỉnh “người
đàn bà” trong tôi, và cũng chính anh đã làm cho trái tim tôi tìm lại được cảm
giác được che trở trong cuộc đời đầy sô bồ này. Làm cho tôi cảm thấy
cuộc đời này còn có ý nghĩa.
- Tôi cũng
rất sung sướng vì làm cho trái tim chị vui vẻ trở lại. Rất đơn giản,
vì tôi tôn trọng chị, tôi rất yêu mến chị, tự dưng tôi muốn được làm
bạn với chị.
- Nàng
ngẹn ngào nói: Tôi cũng rất yêu quý anh. Và sẵn sàng trao cho anh
tất cả, cho hơn tất cả những gì tôi có, không phải để ban
ơn, mà bởi vì tôi… tôi sống hết lòng cho tình
yêu. Trái tim tôi đang đau nhói, đau nhói đến kỳ quái, vì
anh đột ngột đến với tôi trong khi tôi đang đương đầu
với nỗi tuyệt vọng… anh như một vị cứu tinh.
Nàng xúc động :
- Cảm
ơn anh . Mà thôi, trưa rồi, tôi phải về lo cho mấy đứa nhỏ. Có gì ngày mai ta
gặp lại nhé ?
Nàng bước đi như chạy:
Tôi nhìn theo, tự nhiên thấy lòng nhói đau.
Nhói đau cho cuộc gặp
gỡ đầy ngang trái và âu lo. Lo sợ một ngày nào đó tôi và nàng sẽ lạc
nhau…. và trái tim của tôi với nàng sẽ
lại nhói đau, nhói đau đến khôn cùng.
Thế là chúng tôi đã
quen nhau. Nàng cho biết : nàng tên Cẩm Tú. Nàng vào đây để nghỉ hè, cũng là để
ngắm biển. Nhưng điều đặc biệt hơn cả là chính ở bãi biển này cách
đây bảy năm về trước chồng nàng theo một người đàn bà lên một con tàu đi ra
nước ngoài để làm ăn buôn bán- Nhưng từ đó đến nay vẫn chưa trở về,
không một lời nhắn gửi, một dòng thư từ. Thành thử nàng yêu biển bao nhiêu thì
nàng cũng hận biển đến bấy nhiêu. Bởi vì, biển đã vô tình lấy đi của con người
ta quá nhiều thứ. Nên thành thử hè nào nàng cũng đưa con về đây để ngắm biển.
Và cũng để xây những lâu đài bằng cát, mặc dù nàng vẫn biết công sức mình bỏ ra
đều là vô ích trước sự tàn phá ghê gớm của những đợt sóng dữ dội từ trong lòng
biển cả.
Nhà nàng ở Tây
Nguyên. Hèn gì giọng nàng đầm ấm, mạnh mẽ và cũng đầy hoang dại
như tiếng gió trên đại ngàn.Tôi nói :
- Chồng
chị chắc yêu chị lắm nhỉ? Vì chị xinh đẹp thế kia .
Nàng cười buồn:
- Có
lẽ thế. Mà Thi này, anh vẫn gọi em như thế mãi sao?
Tôi sửng sốt, và chợt
hiểu. Trong giây phút kỳ diệu này, nàng đã bộc lộ tình cảm với tôi.
Đó là tình yêu hay tình bạn. Hay là sự đam mê nhất thời. Hay đó
là…Lòng tôi đang chất chồng những suy nghĩ. Nàng tiếp:
- Em
không biết là trước kia em có yêu chồng em hay không? Nhưng trước kia, hồi còn
con gái, có lẽ em yêu anh ấy. Nhưng tình yêu
đòi hỏi phải có sự bồi đắp, giống như dòng
sông bồi đắp phù sa. Tiếc rằng không phải ai cũng hiểu điều đó.
Và bây giờ, người em yêu là anh. Có lẽ em không tin lầm người.
Tôi xúc
động :
- Cẩm
Tú ơi! Cảm ơn em đã nói lên điều đó. Anh cũng không dấu diếm tình cảm của mình
làm gì. Nhưng anh sợ đến một lúc nào đó, em sẽ hối hận.
- Nàng
ngước mắt lên nhìn tôi, đôi mắt trong veo hỏi :
- Hối
hận ư? Tại sao lại phải hối hận, anh vừa nói đấy thôi “hạnh phúc nhất là được
sống chọn vẹn cho tình yêu”. Em chẳng dấu tình cảm của mình nữa làm gì. Em đâu
còn là con gái nữa, em đã là một thiếu phụ rồi.
Tôi choàng tay
qua vai nàng, hôn lên vầng trán thanh sạch của nàng. Đây là lần đầu tiên, tôi
hôn một người con gái. Nụ hôn nghẹn ngào. Nuối tiếc. Cho tình yêu
đầu tiên. Và cũng có lẽ là tình yêu cuối cùng. Ngày mai sẽ ra sao? Bi kịch hay
hạnh phúc? Tôi cũng không biết nữa, chỉ biết lúc này đây tôi đang say sưa trong
mê cung tình ái.
Thấy tôi im
lặng, nàng hỏi:
- Sao
anh không nói gì cả. Anh kể chuyện về anh đi. Em chưa biết gì về anh cả.
Tôi cười:
- Anh
có gì đáng kể đâu? Một anh giáo nghèo, lang thang, cô đơn và đang tập tành viết
lách.
Mà này Cẩm Tú ơi! Em
liều thật đấy.
Nàng tròn xoe
mắt, ngạc nhiên nhìn tôi:
- Liều.
Tại sao lại liều. Em đang yêu cơ mà. Mà tình yêu thì bất chấp tất cả.
Cũng có thể lời nói
của nàng là có lý. Nhưng tình yêu cũng phải đặt đúng chỗ của nó.
Bỗng nhiên có tiếng
khóc, tiếng khóc của đứa trẻ đòi mẹ cho đi tắm biển đã kéo tôi và nàng trở về
với thực tại. Để ngày mai đi về đối diện với cuộc sống hàng
ngày vốn không dễ dàng gì đối với tất cả mọi người.
M.K.T
11.Chuyện tình người
điên
"Mẹ nó, sao cuộc
đời lại khốn nạn và cay nghiệt với lão như thế, hình như tất cả bất hạnh của
cuộc sống này đều đổ lên đầu lão thì phải ...". Lão vữa đi vừa chửi, mà
một người hiền lành như lão bỗng trở nên điên dại trong những ngày nắng nóng
này thì mới làm lạ. Cả cái dân làng Hạ này vốn bình yên là thế, bỗng chốc trở
nên xôn xao, đâu đâu họ cũng bàn tán về chuyện lão Thiệt bị điên. Bọn trẻ con
thì nháo nhác chạy theo sau lão, chúng trêu chọc lão khiến cho lão có cảm giác
như được sự cổ vũ tinh thần, lão càng thêm hưng phấn. Nhưng người già trong
làng thì họ có vẻ thận trọng hơn, họ chỉ nghe ngóng xem xét tình hình, chứ họ
không can ngăn lão chửi rủa, hay là hỏi han xem chuyện gì đã sảy ra với lão.
Còn với đám trai làng thì luôn ganh tị với lão. Chúng thường nhếch mép cười
nhạt mà chua chát nói với nhau rằng:Người lù khù như thế mà có cô vợ đẹp mê
hồn, đúng là bất công thật. Lẽ ra lão phải là người đàn ông hạnh phúc nhất trần
đời, chứ sao lại điên điên dại dại mới lạ chứ nhỉ. Mà cũng thật là lạ, mấy chục
năm thui thủi một mình ở ngoài chòi canh cá trong cái đầm hoang nơi cuối làng
Hạ, chẳng có ma nào thèm để ý tới, dẫu chỉ là những cô quá lứa lỡ thì chứ nói
chi đến một cô gái đẹp đẽ mê hồn tự nguyện đến ở với lão.
Nghe người dân làng Hạ
kể rằng vào một đêm trời tối đen như mực , sấm chớp đì đùng, lão nghe tiếng
sóng vỗ bờ ì oạp, sợ trời mưa to sẽ làm vỡ bờ kè của đầm nuôi cá, lão đã soi
đèn bin để sả bớt nước. Nhưng lão bỗng lạnh tóc gáy khi thấy một xác người nổi
lềnh bềnh trên mặt ao. Phải đến hơn hai mươi phút sau lão mới trấn tĩnh lại và
đủ can đảm bơi ra giữa ao để kéo cái xác người vào bờ. Vào đến bờ lão thận
trọng cầm một cành cây nâng xác người lên, ôi sao lại mềm nhũn như thế này.
Bằng cảm quan của mình bao năm qua lão có kinh nghiệm trong việc cứu người tự
tử ở cái đầm hoang này. Lão mừng vui ra mặt, vì như thế là tín hiệu vui, có
nghĩa là xác người ấy đang còn sống có thể cứu được. Bằng động tác thuần thục
của một kình ngư lão bế xác người lên nhẹ nhàng như một con mèo tha con chuột
vậy. Lão nghiêng người cô gái vác ngửa mặt ra sau lưng, rồi nhanh như cắt chạy
quanh bờ ao, chạy đến đâu nước trong bụng trào ra đến đó. Cơ man nào là nước,
nào là bùn đất, nhưng lạ quá có cả máu tươi đỏ ngòm trào ra như suối nữa . Không
xong rồi, lão chưa bao giờ chứng kiến cảnh này, lão liền nhẹ nhàng đặt cô gái
xuống cái chõng tre và kéo tấm chăn đắp lên người cô gái. Lão vơ vội bó củi đốt
lên sưởi ấm cho cô. Lửa tí tách reo vui như đón chào một thành viên mới đến với
cái chòi hoang lạnh này, đã bao nhiêu năm rồi không có mùi của đàn bà. Lão lóng
ngóng đặt ấm thuốc lên bếp lửa, rồi cầm cái thìa múc từng thìa thuốc bón cho cô
gái, được một lúc thì lão đi lại gần vánh cửa tựa lưng vào vách tường ngủ thiếp
đi lúc nào không biết. Nhưng bỗng dưng lão giật mình bởi tiếng khóc nức nở của
cô gái. Lão mở mắt ra chưa kịp định thần nhìn thấy gì thì bỗng dưng cô gái lao
vào cào cấu lão, và gào thét: sao lại cứu tôi làm gì? Sao không để cho tôi chết
đi? Tôi còn sống nữa làm gì khi hắn đã ruồng bỏ giọt máu của mình... thì ra là
vậy, lão đã hiểu vì sao ra cơ sự này. Lão ôn tồn: này con gái, tại sao con lại
phải hủy hoại đời mình vì một kẻ chẳng ra gì như thế hỏi có đáng không. Hầu như
cô gái không nghe thấy lời nói của lão, cô vẫn vâỹ vùng một cách tuyệt vọng.
Lão vẫn kiên trì chủ động đứng đó, hình như lão cũng cảm nhận được nỗi đau của
người đàn bà đang yêu. Ai đó đã từng nói những người đàn bà đang yêu họ như một
con thú dữ, nếu vuốt ve họ họ sẽ trở nên ngoan ngoãn nghe lời, còn khi đã ruồng
rẫy họ thì lúc đó họ không khác gì một con thú dữ.
Trước đây lão cũng đã
có một mối tình đầu đời đầy ngang trái. Ngày ấy lão là một anh trai làng khỏe
mạnh như một con mãnh thú, lão cũng đã được các cô gái trong làng trên xóm dưới
để ý nhưng lão không để mắt tới họ, mà lão chỉ mê mệt cái cô Xoan của con lão
Phiệt bán thịt heo ở chợ xã. Nhưng trớ trêu thay lão cứ thấy máu chảy là nôn
thốc nôn tháo ra mật xanh, mật vàng thì làm sao mà làm rể nhà Phiệt được. Thành
thử từ đó đến giờ lão vẫn không nguôi nhớ đến cô Xoan ngày xưa. Do vậy, ngày
nối ngày lão vẫn sống như một bóng ma trong cái lều canh cá này từ đó đến giờ.
Cái trật tự của cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nhưng riêng lão lão vẫn còn vẹn
nguyên sự trong sáng của một người dân quê từ thuở xa lơ xa lắc nào đó. Cái
thuở ấy bây giờ chỉ còn là một khoảng tối nhạt nhòa. Thành thử người ta coi lão
như một người dở hơi. Còn cái chuyện đầm cá ở cuối làng có ma là do lão bịa ra
để hù dọa mọi người khỏi đến quăng lưới và câu cá trộm. Nhưng cũng cái chuyện
đó đã làm hại lão, dù không ai dám đến bắt trộm cá, nhưng cũng chẳng có ai dám
đến mua cá của lão. Thành thử cái đầm ấy bây giờ trở thành đầm hoang nhiều bí
ẩn. Và lão cũng trở thành một biểu tượng của" đồ cổ". Lão đóng cửa
cuộc đời mình kể từ ngày cô Xoan đi lấy chồng. Vì đó là một nguồn cảm thấy bất
tận, là cuộc sống pha tạp giữa sự hạnh phúc và khổ đau, xua tan đi sự quay
cuồng mua bán tấp nập ngoài phố kia. Còn phía sau cửa sổ, nơi cái chòi canh cá
này là mặt hồ yên tĩnh, là ánh trăng vàng lung linh trên mặt nước, là cái nửa
suy tưởng của cuộc đời lão. Những đêm thức rất khuya, đốt hết điếu thuốc cuối
cùng, lão có cảm giác đang sống lơ lửng trên một ốc đảo vừa đáng yêu lại vừa
đáng ghét này.
***
Rồi một tuần trôi qua
cô gái đã dần bình phục, lão hỏi han xem cô ở đâu mà mau trở về đoàn tụ với gia
đình. Nhưng cô gái một mực xin ở lại với lão,... Lão thở dài rồi rít một khói
thuốc lào mà rằng:
- Về đi con, cuộc sống
đang gọi mời ngoài kia. Con còn trẻ lắm, ranh giới giữa sự sống và cái chết
cũng rất mong manh. Theo ta cuộc đời đáng yêu là ở chỗ cái tranh tối tranh sáng
ấy, con ạ. Trong cái tranh sáng tranh tối ấy, cho dù đầy rẫy những bất trắc,
nhưng ta phải lựa chọn cho mình một con đường đi riêng. Con đường đó có thể là
mạo hiểm và đầy chông gai.
Cô hiểu những gì lão nói.
Nhưng cô chỉ là một con mèo yếu đuối, yêu gia đình, yêu thiên nhiên, nhưng lại
không có sự miễn dịch trong cuộc sống này,...và bây giờ đây cô còn yêu lão nữa.
Nhưng ở cái chòi canh cá này nó chỉ là sự phản chiếu nhạt nhòa của những ánh
trăng. Nó không níu kéo nổi những sợi dây mỏng manh trong trái tim giàu cảm xúc
của người thiếu nữ.
Cuối cùng thì tình yêu
đã chiến thắng. Cô nói thế và lão cũng nghĩ thế. Rồi cái kỳ lâm bồn cũng đã
đến. Cô sinh hạ cho lão một thằng con trai. Lão bằng lòng với trách nhiệm của
một người cha. Lão bắt đầu chú ý hơn đến hình thức bên ngoài, tóc đã được cắt
tỉa gọn gàng, áo quần cũng đã chỉn chu hơn. Lão sợ đứa bé nhìn lão với một bộ
mặt dị dạng, lão sợ nhiều thứ lắm, nhưng điều đó cũng chẳng là gì sất. Bởi vì
giờ đây lão thấy mình là một kẻ hạnh phúc nhất trên trần đời, lão đã cảm nhận
được hơi ấm của gia đình. Nhưng càng hạnh phúc bao nhiêu thì lão càng cảm thấy
bất an bấy nhiêu. Lồng ngực lão đau tức như có ai đó đang thắt lại: ... Mẹ con
cô gái đã đi điều trị tại trung tâm aids trên thành phố, nhưng rồi từng người
một cũng đã lần lượt bỏ lão mà ra đi, vì căn bệnh aids quái ác đó. Nhưng cái
dân làng Hạ này bán tín bán nghi, đoán già đoán non, rằng lão nhặt được cô vợ
trẻ đẹp thế lão sợ người ngoài dòm ngó, nên lão đã dấu cô gái ở mộ chỗ nào
đó,...
Bàng hoàng, lão bước
ra bậu cửa của cái chòi. Lão chẳng còn thiết ngắm gì nữa, hoa lục bình đã tàn,
đã tan nát trong mưa bên bờ lau ghẻ lạnh và thờ ơ. Lão đếm từng bông hoa lục
bình trôi dập duềnh trên mặt ao, như đếm những bất hạnh của đời mình.
***
Và đêm nay lại là một
đêm náo nhiệt của dân làng Hạ, họ lại có dịp được bàn tán về chuyện tình của
lão điên. Cái chòi canh cá lơ lửng trên mặt ao không còn nữa. Mà chỉ còn một
thứ ánh sáng bàng bạc màu xanh của đêm cuối xuân u tịch.
Những bông hoa lục
bình cứ nở tím biếc từ ngàn xưa đến giờ...